(Baothanhhoa.vn) - Trong tháng 10 vừa qua và nửa đầu tháng 11 này, do ảnh hưởng của nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài và liên tục khiến khu vực miền Trung rơi vào cảnh bão chồng bão, lũ chồng lũ. Tình hình mưa lũ khiến cho lưu vực nhiều tỉnh miền Trung vượt mốc lịch sử, ngập sâu hàng trăm xã, hàng trăm ngàn hộ dân bị ảnh hưởng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lan tỏa yêu thương

Trong tháng 10 vừa qua và nửa đầu tháng 11 này, do ảnh hưởng của nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài và liên tục khiến khu vực miền Trung rơi vào cảnh bão chồng bão, lũ chồng lũ. Tình hình mưa lũ khiến cho lưu vực nhiều tỉnh miền Trung vượt mốc lịch sử, ngập sâu hàng trăm xã, hàng trăm ngàn hộ dân bị ảnh hưởng.

Lan tỏa yêu thươngĐồng chí Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa và các thành viên đoàn công tác của tỉnh thăm, động viên các bệnh nhân bị thương do sạt lở núi đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam. Ảnh: Vinh Anh (Báo Quảng Nam)

Ấm tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Trong tháng 10 vừa qua và nửa đầu tháng 11 này, do ảnh hưởng của nhiều cơn bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn kéo dài và liên tục khiến khu vực miền Trung rơi vào cảnh bão chồng bão, lũ chồng lũ. Tình hình mưa lũ khiến cho lưu vực nhiều tỉnh miền Trung vượt mốc lịch sử, ngập sâu hàng trăm xã, hàng trăm ngàn hộ dân bị ảnh hưởng. Mưa còn gây nên tình trạng sạt lở núi chưa từng thấy, sạt trượt không theo quy luật. Mưa lũ đã gây ra thiệt hại lớn với hàng trăm người chết và mất tích, ảnh hưởng kết cấu hạ tầng giao thông, đường giao thông nông thôn, công trình dân sinh và nhà nước khác, hàng chục nghìn ha lúa mùa, hoa màu ngập trắng, gia súc, gia cầm chết trôi đầy đồng... Người dân miền Trung vốn chịu nhiều gian khó một lần nữa lại rơi vào tận cùng nỗi đau. Đau lắm khi vụ sạt lở đất kinh hoàng ở thủy điện Rào Trăng 3, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày 11-10 khiến 17 công nhân tại công trình này mất tích, 13 cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Đau đến nghẹn lòng khi một gia đình cả sáu người khỏe mạnh bỗng chốc bị chôn vùi do sạt lở đất chiều ngày 17-10, trên địa bàn thôn Tà Rùng, xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tiếp đó, rạng sáng ngày 18-10, 22 cán bộ, chiến sĩ ở Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 bị vùi lấp trong lán trại khi xảy ra một vụ sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tại tỉnh Quảng Nam, 22 người chết và mất tích do lũ ống và sạt lở đất ở xã Trà Leng (Nam Trà My); 11 người ở Phước Lộc (Phước Sơn) bị vùi lấp...

Trước cảnh lũ lụt, sạt lở đất đá kinh hoàng gây đau thương cho Nhân dân, hai tiếng miền Trung lại vang lên tha thiết và đầy day dứt trong hàng triệu con tim người Việt Nam ở khắp mọi miền Tổ quốc. Tình dân tộc, nghĩa đồng bào một lần nữa lại bùng cháy. Một làn sóng mang tên “nhân đạo, từ thiện” dâng lên mạnh mẽ trong cộng đồng, chạy đua với bão lũ, với thời gian để giúp đồng bào ở vùng thiên tai. Đâu đâu cũng quyên góp, ai ai cũng muốn chung tay chia sẻ, từ cái ăn, cái mặc, đến những vật dụng cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày để giúp người dân vùng lũ vượt qua cơn hoạn nạn. Ai cũng trở thành mạnh thường quân, từ nữ ca sĩ đến các chị, các cô bác tiểu thương khắp mọi miền góp mì tôm, nước uống, gạo, tiền kịp thời mang đến giúp đồng bào; hay những em học sinh góp tiền ăn sáng, đập lợn tiết kiệm đến những cụ già tóc bạc, lưng còng đem tiền, hàng đến đóng góp ở điểm tiếp nhận cứu trợ; cán bộ, công nhân, viên chức ai cũng đóng góp ngày công, ngày lương đến những doanh nghiệp, tập đoàn lớn ủng hộ hàng trăm tỷ đồng. Làng trên xóm dưới nhiều nơi thâu đêm chuẩn bị hàng cứu trợ. Lo đồng bào ăn mì tôm nhiều ngày không đủ sức chống chọi với bão lũ, sáng kiến gói bánh chưng đưa ra, ngay lập tức khắp nơi đỏ lửa nấu bánh chưng, bánh tét... Nhiều đoàn từ thiện, cá nhân đã không quản ngại đường xa, đến những địa phương vùng rốn lũ để trao tận tay những phần quà, giúp người dân vơi bớt khó khăn.

Những hình ảnh đẹp làm ấm lòng người giữa lúc phong ba nơi nào cũng có. Đó là nữ ca sĩ Thủy Tiên với dáng người nhỏ nhắn nhưng không ngại vất vả, bỏ hết việc riêng đích thân đội mưa, dầm nước đến tận nơi trao tiền, hàng hỗ trợ người dân vùng lũ (bằng uy tín cá nhân trong vòng chưa đầy 2 ngày kêu gọi cô đã nhận được hơn 20 tỷ đồng, đến cuối ngày 24-10 là 150 tỷ đồng ủng hộ của mọi người). Tại Hà Tĩnh, chàng trai 9x Hoàng Phan Quốc Huy miệt mài trên những “chuyến xe 0 đồng” nhận vận chuyển miễn phí nhiều chuyến hàng, kịp thời tiếp tế nhu yếu phẩm, hàng hóa vào vùng tâm lũ. Tại Quảng Trị, một nhóm thiện nguyện lập nên từ các anh em trong làng, chỉ đường cho các đoàn thiện nguyện đến những vùng sâu khó cứu trợ. Tại Đà Nẵng, trên cầu Trần Thị Lý, hàng loạt ô tô đã chủ động giảm tốc độ, chắn gió cho nhiều xe máy qua cầu an toàn hơn... Có thể nói, trong gian khó, truyền thống đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” của dân tộc Việt Nam lại ngời sáng.

Còn nhớ, cơn bão số 3 năm 2019 với sức tàn phá dữ dội càn quét qua các tỉnh miền Bắc và miền Trung của nước ta, đã cướp đi sinh mạng của nhiều người dân, cuốn trôi nhà cửa, hoa màu... Do ảnh hưởng của bão số 3, một đợt lũ đã quét qua các huyện Quan Sơn, Quan Hóa và Mường Lát của tỉnh Thanh Hóa gây hậu quả hết sức nặng nề. Lũ quét đã cướp đi sinh mạng hàng chục người dân, nhiều người bị mất tích. Bản Sa Ná (xã Na Mèo, Quan Sơn) gần như bị “xóa sổ”... Nhưng trong mưa lũ, giữa chồng chất nguy nan, đã tỏa sáng những tấm lòng ân nghĩa, những khoảnh khắc nghĩa tình cao đẹp. Hình ảnh thanh niên Phạm Bá Huy, ở bản Nhài, xã Sơn Điện (Quan Sơn), không quản nguy nan bơi ra giữa dòng nước đang cuồn cuộn chảy để cứu ông Lương Văn Chon, ở bản Sa Ná, bị lũ cuốn trôi, đang cố bám vào một cành cây. Sau khi cứu được ông Chon, chính Huy lại bị mắc kẹt trên cây giữa dòng nước sông ngày một dâng cao. Phải mất hơn 3 giờ vật lộn Huy mới vượt được dòng lũ dữ, bơi vào bờ. Hành động dũng cảm của Phạm Bá Huy đã lay động hàng triệu con tim. Sau khi hay tin lũ quét tràn qua gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho các huyện vùng cao Thanh Hóa, hàng trăm đoàn cứu trợ khắp mọi miền đã đến chung tay, góp sức cùng chính quyền và Nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt.

Đầu năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên thế giới, một số trường hợp nhiễm COVID-19 được phát hiện tại Việt Nam khiến khẩu trang y tế tại các hiệu thuốc tân dược luôn trong tình trạng “cháy hàng”, thậm chí giá bị đẩy lên cao. Trong bối cảnh đó lại có rất nhiều cá nhân, tổ chức, hiệu thuốc đứng ra cấp phát khẩu trang miễn phí cho người dân. Khi một số tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh COVID-19, thì người già neo đơn cho đến trẻ lang thang, cơ nhỡ, bác lái xe ôm, chị bán vé số... bị mất việc vì dịch bệnh luôn được yêu thương, hỗ trợ của cả cộng đồng. Những mô hình tiếp tế cho người nghèo như “Ai cần cứ đến lấy”, “Chia sẻ thực phẩm hàng ngày, cùng nhau vượt qua Covid-19”, “ATM gạo”... mọc lên khắp nơi đã tạo nên sự ấm áp về tình người. Không chỉ trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài cũng luôn hướng về quê hương với những hành động cụ thể, thiết thực. Trường hợp ông Trần Trọng Phúc, Chủ tịch Công ty Metran Co.Ltd Nhật Bản, là một ví dụ. Là Việt kiều sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, ông đã hướng về quê hương với dự án sản xuất hàng chục nghìn máy trợ thở cung cấp cho Việt Nam với giá rẻ, để giúp quê hương đối phó với cuộc chiến chống COVID-19.

Rồi chuyện ông Đoàn Ngọc Hải bỏ tiền mua xe cứu thương và làm tài xế chở người bệnh nghèo về quê miễn phí, còn hỗ trợ tiền ăn cho họ đã vun đắp lòng tin của cộng đồng về tình yêu thương con người đang tồn tại xung quanh chúng ta, tạo được nguồn cảm hứng và tác động đến người khác về sự cho đi...

Không để dân đói, rét, bệnh tật, thiệt thòi

Cả nước đau thương vì mất mát, tổn thất quá lớn do bão lũ, sạt lở đất trong những ngày qua. Trong gian khó, lúc nguy nan, Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời giúp Nhân dân vượt qua cơn bĩ cực. Khi Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo về áp thấp, các cơn bão và hoàn lưu bão, Chính phủ đã có ngay các công điện gửi các tỉnh, thành phố, ngành chức năng chuẩn bị công tác ứng phó với mưa lũ và các cơn bão số 6, 7, 9,... Theo dõi diễn biến của mưa, bão, lũ, Chính phủ tiếp tục có các công điện khẩn chỉ đạo, đồng thời phân công các thành viên Chính phủ trực tiếp đến các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nắm tình hình để chỉ đạo kịp thời.

Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ nghe báo cáo tình hình và xử lý hỗ trợ khắc phục mưa lũ tại miền Trung chiều 19-10, sau khi nghe báo cáo tình hình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với những mất mát của Nhân dân miền Trung, đặc biệt là những gia đình có người bị nạn, cán bộ, chiến sĩ hy sinh. Thủ tướng đánh giá cao các lực lượng trong phòng chống bão lũ như quân đội, nông nghiệp, công an, các địa phương, cơ quan báo chí, truyền thông... đã xông pha, không quản ngại khó khăn đi vào vùng lũ cứu giúp người dân, truyền tin kịp thời. Trước diễn biến bất thường của thời tiết, Thủ tướng yêu cầu các địa phương và lực lượng chức năng tiếp tục các phương án sẵn sàng cứu dân, không để dân đói, dân rét, dân ở trong cảnh màn trời chiếu đất, tích cực chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn nhưng phải an toàn. Thủ tướng đồng ý xuất cho các tỉnh bị ảnh hưởng nặng mỗi tỉnh 1.000 tấn gạo, hỗ trợ cho 5 tỉnh gồm Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh mỗi tỉnh 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai... Cùng với đó, ngành y tế chuẩn bị cơ số thuốc dự phòng, cử cán bộ hướng dẫn người dân đảm bảo vệ sinh an toàn sau lũ...

Tại buổi làm việc về công tác khắc phục hậu quả bão lũ và tìm kiếm cứu nạn với lãnh đạo các tỉnh miền Trung, ngày 1-11, phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thủ tướng mong muốn toàn hệ thống chính trị và Nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi trở ngại của thiên nhiên. Thủ tướng lưu ý, các địa phương không để người dân sống trong cảnh màn trời, chiếu đất; đói cơm, lạt muối, bệnh tật sau lũ. Thủ tướng giao Bộ Tài chính sớm trình phương án hỗ trợ các tỉnh bị lũ lụt, tính toán chặt chẽ theo mức hỗ trợ phù hợp, không để người dân bị thiệt thòi. Thủ tướng cũng đồng ý hỗ trợ mỗi căn nhà bị sập do bão lũ là 40 triệu đồng và nhà tốc mái 10 triệu đồng.

Trước những thiệt hại to lớn về người và của mà Nhân dân các tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã phát động toàn dân ủng hộ đồng bào miền Trung. Theo đó, đến 16h ngày 5-11, đã có 200 đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đăng ký ủng hộ qua MTTQ tỉnh gần 13 tỷ đồng và nhiều hàng hóa, nhu yếu phẩm khác. Bên cạnh đó, tỉnh cử các đoàn công tác do các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ, chia sẻ khó khăn, mất mát với đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các tỉnh bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, trong đó có tỉnh Quảng Nam kết nghĩa. Các đồng chí bày tỏ sự tin tưởng với truyền thống kiên cường trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như xây dựng, phát triển quê hương, Nhân dân các tỉnh miền Trung sẽ sớm khôi phục, ổn định cuộc sống.

Có thể nói, với sự vào cuộc kịp thời, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với tình đoàn kết, yêu thương, sự sẻ chia trong cộng đồng đã tiếp thêm sức mạnh để cả nước chung tay giúp người dân vượt qua khó khăn trong bão lũ cũng như trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19. Sức mạnh ấy được nhân lên, lan tỏa bởi nhiều nghĩa cử đẹp, tấm lòng hảo tâm, “thương người như thể thương thân” của người Việt Nam ta. Hơn bao giờ hết, những hành động đẹp trong cuộc sống cần tôn vinh để tình yêu thương và những giá trị vì cộng đồng được lan tỏa nhiều hơn.

Đức Anh


Đức Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]