(Baothanhhoa.vn) - Với tổng dân số trên 185.000 người, trong đó có  113.225 người trong độ tuổi lao động, việc kết nối với doanh nghiệp trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được huyện Nông Cống duy trì và đang phát huy hiệu quả thiết thực.

Kết nối doanh nghiệp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Với tổng dân số trên 185.000 người, trong đó có 113.225 người trong độ tuổi lao động, việc kết nối với doanh nghiệp trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được huyện Nông Cống duy trì và đang phát huy hiệu quả thiết thực.

Kết nối doanh nghiệp đào tạo nghề cho lao động nông thônCông ty TNHH Dream F Thanh Hóa đóng trên địa bàn huyện Nông Cống tạo việc làm cho 800 lao động.

Hiện huyện có trên 300 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, trong đó có trên 20 doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, giày da; cùng với quỹ đất mà huyện dành cho 4 cụm công nghiệp và 2 khu công nghiệp thì nhu cầu nguồn cung lao động là rất lớn. Tuy nhiên, những năm trước đây công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, còn chạy theo số lượng, chưa phù hợp với nhu cầu của người học nghề và đơn vị sử dụng lao động. Chưa gắn dạy nghề với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong việc phối hợp đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo. Người lao động chưa nhận thức được vai trò của học nghề. Việc tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với đào tạo nghề còn hạn chế. Đội ngũ giáo viên dạy nghề chưa đảm bảo cơ cấu, chủng loại...

Nhằm tạo nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động và yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, huyện Nông Cống khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng lao động tích cực tham gia dạy nghề. Có chính sách ưu đãi để doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất gắn với đào tạo, sử dụng lao động; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh có uy tín. Phát huy hiệu quả công tác dạy nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn ở các làng nghề truyền thống, khu, cụm công nghiệp và các trung tâm học tập cộng đồng.

Các đơn vị tham gia dạy nghề cũng đã chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào thực hành theo phương pháp mới lấy học viên làm trung tâm, giảm thời gian lý thuyết và tăng thời lượng thực hành. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy và học để học viên tiếp cận với tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Đổi mới, bổ sung nội dung, chương trình, tài liệu phù hợp với các ngành, nghề đào tạo theo hướng tăng cường năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, nhất là nguồn nhân lực có tay nghề cao.

Nhiều doanh nghiệp, HTX đã chủ động cùng các địa phương khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; trực tiếp về địa phương dạy nghề để giảm chi phí cho người lao động; đồng thời bao tiêu sản phẩm, bảo đảm thu nhập ổn định cho người lao động. Điển hình trong các mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn là các công ty may mặc, giày da đóng trên địa bàn huyện vừa tuyển dụng, vừa đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động mới; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tổ chức các lớp dạy nghề theo nhu cầu của người lao động và thị trường lao động; Công ty TNHH Quốc Đại (huyện Hoằng Hóa), HTX tiểu thủ công nghiệp xã Tân Thọ, HTX tiểu thủ công nghiệp xã Tân Phúc (huyện Nông Cống), Công ty Mỹ Hương (tỉnh Ninh Bình) dạy nghề đan lát thủ công, nghề thêu ren; các làng nghề truyền thống đã chủ động truyền nghề cho lao động địa phương, như làng nghề nón lá Trường Giang, hương bài Vạn Thắng, miến gạo Thăng Long...

Việc liên kết, kết nối trong đào tạo nghề, truyền nghề đã và đang được duy trì có hiệu quả góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, có việc làm, thu nhập ổn định năm sau luôn cao hơn năm trước. Nếu năm 2020, toàn huyện giải quyết việc làm mới cho 3.400 lao động, thì 6 tháng đầu năm 2021 đã giải quyết việc làm mới cho 2.800 lao động; toàn huyện đã tổ chức được 3 lớp dạy nghề cho 300 lao động nông thôn. Mục tiêu của huyện trong thời gian tới là tăng cường mở rộng kết nối với các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, bảo đảm 80% số lao động trở lên có việc làm, thu nhập ổn định sau đào tạo.

Bài và ảnh: M.P



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]