(Baothanhhoa.vn) - Xác định đào tạo nghề (ĐTN), giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần giảm nghèo trên địa bàn; thời gian qua, huyện Thọ Xuân đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ĐTN, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Xác định đào tạo nghề (ĐTN), giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần giảm nghèo trên địa bàn; thời gian qua, huyện Thọ Xuân đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ĐTN, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Huyện Thọ Xuân đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Công nhân Công ty TNHH Speed Motion Việt Nam – Chi nhánh Thọ Xuân trong ca sản xuất.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả ĐTN, huyện Thọ Xuân đã thành lập ban chỉ đạo ĐTN và giải quyết việc làm; xây dựng, ban hành các văn bản thực hiện việc dạy nghề và giải quyết việc làm; theo đó, chỉ đạo các xã, thị trấn điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề của LĐNT và nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh để triển khai thực hiện. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về vai trò, vị trí của ĐTN, giải quyết việc làm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp với hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động hội viên, đoàn viên tham gia học nghề bằng nhiều hình thức, lựa chọn nghề học phù hợp, sớm tiếp cận với kỹ năng nghề, đáp ứng nhu cầu việc làm... Nhờ đó, từ năm 2018 đến nay, địa phương đã ĐTN và giải quyết việc làm cho trên 12 nghìn lao động, chủ yếu là các nghề: xây dựng, cơ khí, may mặc, giày da, điện tử, điện lạnh, nông nghiệp công nghệ cao, chăn nuôi... đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài huyện, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện. Đặc biệt, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, các công ty: May Minh Anh Thọ Xuân, TNHH Speed Motion Việt Nam, Giày Aleron... thường xuyên mở các lớp ĐTN phi nông nghiệp (may công nghiệp, giày da, mộc dân dụng, hàn, điện...) và nghề nông nghiệp (trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm) cho LĐNT. Sau khóa học, người lao động đều nắm được các kiến thức, kỹ năng nghề cơ bản và đều tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định; 100% lao động sau khi hoàn thành học nghề có việc làm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Nhờ có tay nghề, có việc làm và thu nhập ổn định, hàng năm huyện đều hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm còn 1,36%; thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện năm 2021 ước đạt 52 triệu đồng.

Cùng với việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, trong những năm qua, huyện Thọ Xuân chú trọng, duy trì và mở rộng ngành nghề truyền thống, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương, với mức thu nhập ổn định từ 4 - 5,5 triệu đồng/người/tháng, nhiều nghề cho thu nhập cao từ 7 triệu đồng trở lên. Hiện nay, toàn huyện có các làng nghề truyền thống, như: bánh gai Tứ Trụ, bánh lá răng bừa, mộc dân dụng,... Công tác ĐTN và truyền nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện được phối hợp chặt chẽ với các công ty, HTX sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy đã tạo sự gắn kết giữa ĐTN và giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho LĐNT. Trong đó, huyện thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh tuyển dụng công nhân đi làm việc mới tại các khu công nghiệp trong huyện và ngoài huyện, kết quả 9 tháng năm 2021 đã giải quyết việc làm mới cho trên 2.000 người lao động. Bên cạnh đó, huyện Thọ Xuân đã phối hợp với các công ty có chức năng xuất khẩu lao động triển khai việc tuyển dụng lao động ở các xã, thị trấn, đồng thời triển khai thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Nghị quyết số 457/2016/HĐND tỉnh Thanh Hóa với mức hỗ trợ 3.000.000 đồng/người.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ĐTN và giải quyết việc làm cho người lao động cũng gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Nhiều nghề sau đào tạo không duy trì được nên người lao động làm được một thời gian ngắn lại bỏ giữa chừng do sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, thị trường bấp bênh, gây tâm lý chán nản cho người lao động. Nhiều lao động sau học nghề, có việc làm song chưa thực sự ổn định, mức lương còn thấp...

Để tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho LĐNT, thời gian tới huyện Thọ Xuân tiếp tục tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và toàn thể Nhân dân trong thực hiện kế hoạch ĐTN và giải quyết việc làm cho LĐNT giai đoạn 2021–2025 trên địa bàn huyện; đẩy mạnh xã hội hóa ĐTN, gắn kết doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động với các cơ sở ĐTN; tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên dạy nghề được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện chính sách hỗ trợ ĐTN cho người lao động sau khi học nghề được vào làm tập trung tại các doanh nghiệp; mở rộng việc giới thiệu đưa đi ĐTN bằng nhiều hình thức tại các cơ sở trong và ngoài tỉnh với các nghề phù hợp, có việc làm ổn định và thu nhập khá trở lên.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]