(Baothanhhoa.vn) - Từ xã đặc biệt khó khăn, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân, kết hợp vận dụng tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, xã Cán Khê (Như Thanh) đã vươn lên trở thành xã đầu tiên trong tỉnh thoát “xã 135”. Đến nay, bộ mặt làng quê đã có nhiều đổi mới, đời sống, thu nhập của Nhân dân ngày càng được nâng cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả giảm nghèo ở xã Cán Khê

Từ xã đặc biệt khó khăn, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân, kết hợp vận dụng tốt các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, xã Cán Khê (Như Thanh) đã vươn lên trở thành xã đầu tiên trong tỉnh thoát “xã 135”. Đến nay, bộ mặt làng quê đã có nhiều đổi mới, đời sống, thu nhập của Nhân dân ngày càng được nâng cao.

Hiệu quả giảm nghèo ở xã Cán Khê

Hộ ông Quách Văn Thức và bà Nguyễn Thị Liên không những thoát nghèo mà còn trở thành hộ khá ở xã Cán Khê.

Nếu như 10 năm trước, thu nhập bình quân đầu người ở thôn 4, xã Cán Khê chỉ đạt 12,8 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 40,1%, thì đến cuối năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,03%. Bác Lê Tất Huệ, Bí thư chi bộ thôn 4, cho biết: Đạt kết quả trên là do có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền xã, cùng khát vọng đổi thay cuộc sống của bà con. Cũng từ mong muốn đó mà suốt 10 năm qua, Nhân dân và cán bộ thôn 4 đã vượt mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực hết mình để hoàn thành mục tiêu giảm hộ nghèo, tăng thu nhập.

Nhân dân bắt tay vào cải tạo, chăm sóc vườn rừng, chuyển đổi diện tích luồng cằn cỗi, cho thu nhập thấp sang trồng keo. Tích cực tham gia các lớp tập huấn kiến thức trồng trọt, chăn nuôi; áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất; phát triển chăn nuôi gia trại. Nhận thấy xuất khẩu lao động không chỉ giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập mà còn góp phần giảm nghèo nhanh, thôn đã động viên số lao động trẻ đi xuất khẩu lao động, làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh... Riêng về xuất khẩu lao động, từ 8 người đi ban đầu thì đến năm 2020 tăng lên 48 người. Số tiền người lao động gửi về địa phương có năm lên tới 7 tỷ đồng, chiếm 52,4% thu nhập của cả thôn. Nhiều gia đình có từ 2 người đi xuất khẩu lao động trở lên như hộ bà Quách Thị Chương có 5 người; hộ ông Quách Văn Hiền có 7 người cả dâu, rể. Các gia đình có người đi xuất khẩu lao động đều có cuộc sống khá giả. Ví như hộ ông Quách Văn Thức, bà Hoàng Thị Liên trước đây thuộc diện hộ nghèo. Từ khi con trai thứ 2 đi xuất khẩu lao động, bình quân mỗi tháng gửi về khoảng 20 triệu đồng, cộng thêm tiền chăn nuôi lợn, gà, bò và khai thác từ 5 sào luồng, 1 sào keo, năm 2019 gia đình ông Thức, bà Liên đã xây được nhà trị giá trên 700 triệu đồng và mua sắm được nhiều đồ dùng đắt tiền khác.

Cuộc sống khấm khá hơn, người dân trong thôn cũng tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động quyên góp, ủng hộ để xây dựng quê hương. Kết hợp các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước dành cho “thôn 135” và nguồn đóng góp, xã hội hóa, thôn 4 đã xóa được 8 nhà tạm bợ, không còn hộ ở nhà tranh tre nứa lá; làm được 10,7km đường bê tông; đường điện chiếu sáng phủ kín đến 100% hộ; lắp đặt 23 cống thoát nước, 2 tràn; xây mới nhà văn hóa, sân chơi bóng chuyền, cầu lông... là nơi sinh hoạt, hội họp, rèn luyện sức khỏe Nhân dân. Đường điện được phủ kín thôn tạo điều kiện cho Nhân dân đi lại thuận tiện, bảo đảm an ninh trật tự, tô đẹp thêm cho làng quê sáng, xanh, sạch, đẹp. Cũng theo ông Huệ, với những kết quả đã đạt được, năm 2016 thôn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và đang phấn đấu đến năm 2022 đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu. Hiện thôn đang tập trung mở rộng đường từ 3m lên 4,5m, làm rãnh thoát nước có nắp đậy, xây dựng bồn hoa, cây cảnh tại các vị trí trung tâm; khích lệ Nhân dân thi đua lao động sản xuất nâng cao thu nhập, duy trì số lao động làm việc trong, ngoài nước; làm tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải; đẩy mạnh hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao; tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tình làng, nghĩa xóm, chung sức xây dựng thôn ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Chia sẻ về hiệu quả giảm nghèo, ông Lê Văn Quý, Chủ tịch UBND xã Cán Khê, cho biết: Xác định công tác giảm nghèo có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đảng ủy xã đã ra nghị quyết chuyên đề, thành lập ban chỉ đạo giảm nghèo, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Trong quá trình thực hiện, hằng quý, hằng năm ban chỉ đạo đều họp, đưa ra các giải pháp để thực hiện và có sơ kết, tổng kết để đánh giá rút kinh nghiệm; cũng như biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể làm tốt.

Từ nguồn lực của chương trình giảm nghèo mà cụ thể là dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, đã có 190 hộ nghèo được hỗ trợ mua trâu, bò, dê cái sinh sản để phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững. Thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 755/QĐ-TTg, xã có 177 hộ được hỗ trợ với số tiền 885 triệu đồng... Nhờ phát huy có hiệu quả nguồn lực từ các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước mà nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã vươn lên thoát nghèo, có điều kiện phát triển kinh tế gia đình.

Bên cạnh đó, các chính sách khác hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số và người dân sống ở vùng 135... luôn được quan tâm, triển khai thực hiện bảo đảm đúng, đủ, kịp thời theo quy định. Về cơ sở hạ tầng, đã xây mới và nâng cấp sửa chữa được 12 nhà văn hóa thôn, trong đó xây mới 8 nhà và nâng cấp sửa chữa 4 nhà... Làm mới được 33 km đường giao thông nông thôn, 5 km đường giao thông nội đồng, nâng tổng số km đường giao thông được nhựa hóa, bê tông lên 58km; kiên cố hóa được 10,5km kênh mương; cải tạo nâng cấp 9 công trình hồ đập; xây mới 2 trạm biến áp, nâng tổng số trạm biến áp của xã lên 6 trạm, bảo đảm phục vụ điện sản xuất và sinh hoạt cho Nhân dân; làm được 33km đường điện chiếu sáng; nâng cấp cơ sở vật chất dạy học ở cả 3 cấp trường; xây mới 6 ki-ốt và nâng cấp chợ Đón phục vụ giao thương; cải tạo, nâng cấp trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; xây dựng trụ sở xã... Qua đó góp phần thay đổi diện mạo vùng quê nghèo cả về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh. Đặc biệt, công tác giảm nghèo đã đạt được những kết quả to lớn. Nếu như đầu năm 2016, toàn xã có 43,5% hộ nghèo, thì đến cuối năm 2020 chỉ còn 5,2%.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]