(Baothanhhoa.vn) - Năm 2018, các chỉ tiêu, kế hoạch của huyện Hậu Lộc đề ra đều hoàn thành, một số chỉ tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch tỉnh giao. Trong đó có những chỉ tiêu khó thực hiện, nhưng huyện vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch, đó là chỉ tiêu giảm nghèo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả giảm nghèo bền vững ở huyện Hậu Lộc

Hiệu quả giảm nghèo bền vững ở huyện Hậu Lộc

Mô hình trồng cây ăn quả của gia đình anh Đỗ Văn Tạo, xã Đa Lộc.

Năm 2018, các chỉ tiêu, kế hoạch của huyện Hậu Lộc đề ra đều hoàn thành, một số chỉ tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch tỉnh giao. Trong đó có những chỉ tiêu khó thực hiện, nhưng huyện vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch, đó là chỉ tiêu giảm nghèo.

Nếu như cuối năm 2017, toàn huyện có 2.579 hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều, chiếm tỷ lệ 5,71%, qua kết quả rà soát đến cuối năm 2018, số hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều đã giảm 751 hộ/742 hộ, đạt 101,2% kế hoạch. Một số xã, thị trấn thực hiện tốt công tác giảm nghèo là: Tuy Lộc, Mỹ Lộc, Hoa Lộc, Triệu Lộc, Đại Lộc, Liên Lộc, thị trấn, Đa Lộc... Đạt được kết quả trên, ngay từ đầu năm, huyện đã xây dựng kế hoạch giảm nghèo cụ thể, dự kiến được số hộ có khả năng thoát nghèo của từng thôn, xã, xác định được nguyên nhân nghèo của từng hộ để đề ra các giải pháp, giúp đỡ. Đồng thời phân công trách nhiệm cho từng cá nhân trong ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện, xã trực tiếp xuống cơ sở hướng dẫn, giúp đỡ hộ có khả năng thoát nghèo vươn lên thoát nghèo.

Cùng với đó, công tác tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo, đối thoại với hộ nghèo được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Huyện cũng đã triển khai thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên người nghèo thông qua hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành và tập trung vào 3 nhóm chính sách: Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nhằm cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020. Ưu tiên cho các dịch vụ thuộc nội dung giảm nghèo đa chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Chú trọng phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao, huy động tổng hợp các nguồn lực để triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm huy động đầy đủ, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả kế hoạch thực hiện các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2018; phát huy sự tham gia của người dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện tại cơ sở; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình bảo đảm theo quy định; tích cực hưởng ứng và triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” góp phần tạo được sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững.

Bên cạnh việc triển khai, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là ý thức, sự nỗ lực vươn lên của người nghèo. Nhiều hộ nghèo không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và tự vươn lên thoát nghèo. Ví như hộ gia đình anh Đỗ Văn Tạo ở thôn Ninh Phú, xã Đa Lộc trước đây thuộc diện hộ nghèo và mới thoát nghèo năm 2018. Nhớ lại quãng thời gian khốn khó, anh Tạo cho biết: Trước đây cuộc sống rất khó khăn, lại nuôi 4 đứa con tuổi ăn, tuổi học nên cái nghèo luôn đeo bám. Sau nhiều lần suy tính, bàn bạc, năm 2017, vợ chồng anh mạnh dạn vay vốn ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội để chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả như dưa hấu, dưa vàng kết hợp chăn nuôi lợn. Cuối năm đó thị trường thịt lợn rớt giá thảm, dưa trồng trên đồng đất phèn chua nhiễm mặn nên cũng không cho thu hoạch như ý. Bao nhiêu vốn liếng, công sức đầu tư gần như mất trắng. Không nản chí, vợ chồng anh bắt tay làm lại từ con số không. Lần này, từ 50 triệu đồng vốn ưu đãi và trực tiếp tham gia 2 khóa tập huấn khoa học kỹ thuật và nghiên cứu, tìm hiểu thêm kinh nghiệm trên báo, đài và đúc rút từ thực tiễn, anh cải tạo lại đồng đất trồng na Thái, bưởi Diễn, bưởi da xanh, đinh lăng và tiếp tục đầu tư nuôi lợn. Hiện trong khu vườn nhà anh có khoảng 100 cây bưởi, 200 cây na Thái. Bưởi đã bắt đầu cho thu hoạch, na đang ra bói lứa đầu. Dưới tán bưởi, na anh trồng xen 1.000 gốc đinh lăng lấy củ. Riêng đàn lợn trong năm đã xuất 2 lứa, gỡ lại được tiền lỗ năm 2017. Dự ước dịp tết và sau Tết Nguyên đán 2019 xuất chuồng gần 100 con lợn thịt và thu hoạch bưởi, na trái vụ sẽ thu về khoảng 100 triệu đồng tiền lãi.

Với hộ chị Vũ Thị Ngôn là hộ nghèo lâu năm, chồng chẳng may mất sớm, một mình chị nuôi 4 người con. Nhớ lại thời điểm khó khăn nhất, chị Ngôn cho biết: 5 mẹ con phải sống tạm bợ trong căn nhà 2 gian lụp xụp, dột nát... Để có tiền nuôi con, hằng đêm ngày mưa cũng như nắng chị nhốt 4 đứa trẻ trong nhà ra ngoài biển ai thuê gì làm nấy, kể cả bốc vác... Nếu không có cấp ủy, chính quyền địa phương, cộng đồng xã hội quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần thì có chắt chiu, làm lụng cả đời cũng không đủ tiền làm nhà, các con cũng khó có cơ hội đến trường tìm con chữ... Theo đó, gia đình chị đã được tiếp cận các chính sách giảm nghèo như: Hưởng chế độ bảo trợ hộ đơn thân nuôi con 540.000 đồng/tháng, được cấp thẻ bảo hiểm. Năm 2016 được hỗ trợ 1 con bò sinh sản trị giá 10 triệu đồng; được hỗ trợ nguồn lực và vay 50 triệu đồng lãi suất thấp, chị đã xây dựng được một căn nhà mới. Ngoài ra các con chị đi học được miễn giảm học phí, được tặng 2 chiếc xe đạp để tiếp sức đến trường. Đến cuối năm 2018, do có 2 con gái lớn học xong lớp 12 và đi làm công nhân cho các công ty may nên có thêm thu nhập, chị đã bớt đi gánh nặng lo toan và tự nguyện rút khỏi danh sách hộ nghèo.

Từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước và cộng đồng; sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhiều hộ nghèo, cận nghèo bằng ý chí, nghị lực đã vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn thôn, xã, góp phần hoàn thành tiêu chí nông thôn mới ở những vùng đặc biệt khó khăn bãi ngang ven biển, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các địa bàn, nhóm dân cư trên địa bàn huyện.

Vân Sơn


Vân Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]