(Baothanhhoa.vn) - Xã Cát Vân (Như Xuân) hiện có 2.900 nhân khẩu, trong đó có 1.530 người trong độ tuổi lao động. Xác định cùng với giải quyết việc trong nước, xã đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ), xem đây là một chiến lược có ý nghĩa quan trọng, lâu dài, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả công tác xuất khẩu lao động ở xã Cát Vân

Xã Cát Vân (Như Xuân) hiện có 2.900 nhân khẩu, trong đó có 1.530 người trong độ tuổi lao động. Xác định cùng với giải quyết việc trong nước, xã đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ), xem đây là một chiến lược có ý nghĩa quan trọng, lâu dài, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Theo anh Nguyễn Văn Long, Chủ tịch UBND xã Cát Vân, với 70% số dân là người dân tộc thiểu số, chỉ biết quanh quẩn bên thửa ruộng, quả đồi, chưa bao giờ rời bản, rời làng đi làm ăn xa nên việc vận động đi XKLĐ gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, yếu tố gia đình, họ tộc, làng xóm, phong tục tập quán cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người lao động. Mặt khác, trước đây xã có tình trạng người lao động đi XKLĐ giấu thu nhập, không muốn người khác hơn mình nên nói xấu về XKLĐ gây tâm lý hoang mang, lo sợ dẫn đến không dám đăng ký... Để từng bước thay đổi tư duy người dân, xã đã đẩy mạnh tuyên truyền về công tác XKLĐ và giới thiệu việc làm; cập nhật thông tin mới về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về XKLĐ; thường xuyên tổ chức hội nghị tuyên truyền, mời những lao động đã làm việc có thời hạn ở nước ngoài về nước đến trao đổi trực tiếp với người lao động và các doanh nghiệp XKLĐ có uy tín, có nhiều đơn hàng về tư vấn, tuyển dụng để người lao động tìm hiểu và yên tâm đăng ký đi XKLĐ; tạo điều kiện để các công ty về địa phương để tư vấn, giúp người dân lựa chọn thị trường phù hợp với điều kiện, khả năng của mình. Bên cạnh đó xã thành lập ban chỉ đạo XKLĐ và các tổ gồm các thành viên là đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh đến tận các hộ có người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm vận động, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo để họ thay đổi tư duy, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Nhà nước, từ đó tích cực tham gia XKLĐ. Phối hợp với các ngân hàng hỗ trợ vốn vay cho người lao động tham gia XKLĐ...

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các đoàn thể từ xã đến thôn và sự hưởng ứng của toàn thể nhân dân, từ một xã trước đây bị đánh giá thấp trong công tác XKLĐ thì những năm gần đây lại là địa phương luôn đứng top đầu huyện. Hiện xã Cát Vân có 72 lao động đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài, thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Đài Loan, Ả-rập Xê-út với thu nhập bình quân trên 10 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra còn có 650 lao động có việc làm ổn định trong, ngoài tỉnh với thu nhập bình quân từ 6 đến 7 triệu đồng/người/tháng. Nhiều gia đình trước đây thuộc diện hộ nghèo, từ khi có người đi XKLĐ đã không những thoát nghèo mà còn vươn lên khá giả. Điển hình là gia đình ông Quang Văn Nghĩa, trú tại thôn Vân Tiến có vợ là Ngân Thị Minh đi XKLĐ tại Ả-rập Xê-út. Trước đây gia đình anh Quang có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, phải đi làm thuê, lo từng bữa ăn hàng ngày. Từ khi chị Minh tham gia XKLĐ làm giúp việc gia đình tại Ả-rập Xê-út, dù mức lương hàng tháng chỉ khoảng 9 triệu đồng nhưng với gia đình anh Nghĩa là một nguồn thu nhập lớn. Có nguồn tiền từ XKLĐ, anh Nghĩa lại tu chí làm ăn nên đến nay gia đình anh không chỉ thoát nghèo, vươn lên hộ khá mà còn xây dựng, chỉnh trang nhà cửa khang trang hơn.

Theo anh Lê Văn Huỳnh, công chức lao động - thương binh và xã hội xã Cát Vân, cho biết: Ngoài gia đình anh Nghĩa còn rất nhiều hộ gia đình khác, nhờ đi XKLĐ đã vươn lên thoát nghèo bền vững như hộ ông Lê Hữu Thông ở thôn Vân Thành, hộ ông Lương Văn Chính ở thôn Vân Bình, hộ ông Lục Văn Hợi ở thôn Vân Hòa... Một số gia đình có con đi XKLĐ tại Hàn Quốc, Nhật Bản gửi tiền về xây nhà cao tầng, mở cửa hàng, xưởng mộc, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương như gia đình ông Lê Minh Thanh ở thôn Vân Bình; Lê Hữu Minh, Đỗ Đình Hạnh ở thôn Vân Thành...Thấy rõ hiệu quả từ XKLĐ, nhiều gia đình đã động viên con em đi XKLĐ. Nhiều chị từng đi giúp việc gia đình ở Ả-rập Xê-út về nước tiếp tục làm thủ tục sang làm giúp việc cho gia đình chủ cũ.

Ước tính hàng năm trên địa bàn xã nguồn thu từ XKLĐ khoảng 15 tỷ đồng. Đây không những là nguồn thu cho các hộ gia đình mà còn đóng góp chung vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn ở địa phương. Nếu như năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều chiếm 38,61% thì đến năm 2018 giảm còn 8,97% (toàn xã còn 60 hộ nghèo). Thu nhập bình quân năm 2015 là 19 triệu đồng/người/năm, đến năm 2018 là 36 triệu đồng/người/năm. Đời sống người dân thay đổi rõ rệt nên việc chung tay xây dựng nông thôn mới ở địa phương được người dân tích cực tham gia và đã đạt được 15/19 tiêu chí.

Bài và ảnh: Mai Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]