(Baothanhhoa.vn) - Là xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135, những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ các nguồn lực của Trung ương, của tỉnh, huyện cùng sự nỗ lực cố gắng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, đến năm 2013 xã Cẩm Quý (Cẩm Thủy) đã ra khỏi diện xã đặc biệt khó khăn và đang phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm 2020.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hành trình giảm nghèo ở xã Cẩm Quý

Là xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135, những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ các nguồn lực của Trung ương, của tỉnh, huyện cùng sự nỗ lực cố gắng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, đến năm 2013 xã Cẩm Quý (Cẩm Thủy) đã ra khỏi diện xã đặc biệt khó khăn và đang phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm 2020.

Hành trình giảm nghèo ở xã Cẩm Quý

Mô hình trồng rau sạch của gia đình bà Trương Thị Lâm ở thôn Qúy Sơn (Cẩm Quý).

Ông Dương Ngọc Hân, chủ tịch UBND xã, chia sẻ: Thực hiện các nghị quyết của tỉnh, huyện, xã về công tác giảm nghèo và nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nhiệm kỳ 2015-2020, xã Cẩm Quý đã kiện toàn ban chỉ đạo giảm nghèo, họp triển khai các chủ trương, chính sách về công tác giảm nghèo đến các chi bộ, thôn và toàn thể nhân dân trong xã. Quán triệt, chỉ đạo đến các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, phối hợp với ủy ban MTTQ tuyên truyền, phổ biến nghị quyết đến cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân các thôn trên địa bàn xã. Hằng năm, UBND xã tổ chức triển khai quán triệt nội dung, kế hoạch giảm nghèo ngay từ đầu năm nhằm đánh giá lại kết quả giảm nghèo năm trước, triển khai công tác giảm nghèo trong năm, nêu rõ mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo cũng như các chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện. Đồng thời phân công cán bộ gắn trách nhiệm cá nhân trong kết quả giảm nghèo mà mình chỉ đạo, căn cứ vào kế hoạch giảm nghèo của xã, của thôn, cụ thể hóa theo tình hình thực tế của thôn mình, giao trách nhiệm cho từng đoàn thể phụ trách, hỗ trợ từ 1 đến 2 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, phân loại hộ nghèo, nguyên nhân dẫn đến nghèo để có giải pháp, tác động trực tiếp đến từng hộ và vận động người dân tích cực lao động sản xuất để thoát nghèo, không tái nghèo.

Cùng với các giải pháp trên, xã thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tham gia sản xuất, phát triển các hình thức chăn nuôi, trồng rừng, phát triển các mô hình vườn rừng, vườn nhà, để cải thiện đời sống, phát triển kinh tế hộ gia đình. Đối với hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn được hỗ trợ các công cụ sản xuất, cây giống, vật nuôi để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. Vì vậy đời sống của người dân có nhiều chuyển biến đáng kể. Tính đến hết năm 2019, toàn xã có 5 trang trại chăn nuôi; 2 HTX trồng rau, củ, quả sạch của hội liên hiệp phụ nữ xã ưu tiên phụ nữ trong hộ nghèo tham gia sản xuất, nhằm tăng thu nhập cho hộ nghèo.

Xác định xuất khẩu lao động (XKLĐ) là hướng thoát nghèo hiệu quả, từ năm 2010 xã đã quan tâm đến công tác XKLĐ và tập trung tuyên truyền, vận động đến các thôn, chú trọng vào những gia đình hộ nghèo, cận nghèo, các hộ có lao động tiềm năng. Đồng thời định hướng tư vấn để người lao động tiếp cận với những công ty phù hợp theo điều kiện kinh tế, mức thu nhập của từng nước, thị trường lao động... Đến nay xã có gần 600 người đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Hầu hết các hộ nghèo có người đi XKLĐ sau từ 1 đến 2 năm đều gửi tiền về cho gia đình trả hết nợ. Từ nguồn tiền XKLĐ, nhiều hộ mở cửa hàng buôn bán, phát triển kinh tế gia đình. Điển hình là hộ anh Nguyễn Văn Nghĩa ở thôn Quý Tân trước đây thuộc diện hộ nghèo, từ khi có vợ đi XKLĐ không những thoát nghèo mà còn xây được nhà kiên cố, mua sắm nhiều vật dụng có giá trị và có tiền mua trâu để chăn thả. Hay như gia đình bác Cao Viết Sách ở thôn Quý Long, từ nguồn vốn tích lũy trong thời gian đi XKLĐ ở Đài Loan của 2 người con, gia đình bác đã thoát nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, qua thực tiễn rà soát, phân tích, đánh giá các nguyên nhân dẫn tới nghèo của các hộ, ban chỉ đạo giảm nghèo xã đã nắm bắt kịp thời số lượng lao động nhàn rỗi trong hộ nghèo không có việc làm nhưng không muốn đi làm ăn xa, chủ động liên hệ với các công ty trong nước, trong huyện về tuyển dụng lao động; đồng thời vận động các gia đình cho con, em đi làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn... qua đó đã giúp trên 200 lao động có việc làm tại các doanh nghiệp với thu nhập ổn định từ 4 đến 7 triệu đồng/người/tháng.

Cùng với thực hiện tương đối toàn diện, đồng bộ từ các chính sách giảm nghèo chung đến các dự án đặc thù của Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xã tạo điều kiện để các hộ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo như: Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, cấp thẻ BHYT, hỗ trợ trong giáo dục - đào tạo, hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ làm nhà ở... Đồng thời khơi dậy tiềm năng, sự sáng tạo, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất và ý chí, quyết tâm phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo đã góp phần vào thành tích trong công tác giảm nghèo của xã. Nếu như năm 2014 toàn xã có 201 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11,56% thì đến cuối năm 2019 còn 43 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,16%. Riêng năm 2019 vượt chỉ tiêu giảm nghèo huyện giao. Năm 2014 xã có 323 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 16,6% thì đến cuối năm 2019 còn 84 hộ, chiếm tỷ lệ 4,22%.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài Và Ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]