(Baothanhhoa.vn) - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đang nỗ lực thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa bảo đảm hoạt động giao dịch diễn ra an toàn, thông suốt, đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đưa tín dụng ưu đãi đến với người nghèo và các gia đình chính sách

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đang nỗ lực thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa chống dịch, vừa bảo đảm hoạt động giao dịch diễn ra an toàn, thông suốt, đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đưa tín dụng ưu đãi đến với người nghèo và các gia đình chính sách

Cán bộ NHCSXH Như Thanh kiểm tra tình hình sử dụng vốn chính sách tại xã Yên Thọ.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc NHCSXH Bá Thước, cho biết: Việc cho vay, thu lãi, thu hồi nợ và gửi tiết kiệm của NHCSXH đều được triển khai thực hiện tại điểm giao dịch UBND các xã, thị trấn. Trên địa bàn huyện Bá Thước, thời gian giao dịch tại xã theo lịch cố định hàng tháng. Dù tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến khá phức tạp nhưng nhờ thực hiện tốt các quy định trong phòng, chống dịch, nên hoạt động giao dịch tại các xã trên địa bàn vẫn diễn ra thuận lợi. Đến 31-8, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Bá Thước đạt hơn 455,3 tỷ đồng, với hơn 10.000 hộ nghèo và các gia đình chính sách đang vay vốn.

Ông Nguyễn Tiến Trứ, Phó Giám đốc NHCSXH Thanh Hóa, cho biết: Để thực hiện tốt “mục tiêu kép” trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, NHCSXH Thanh Hóa đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, các phòng giao dịch cấp huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, Chủ tịch UBND tỉnh và Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam. Tại các điểm giao dịch xã, cán bộ ngân hàng phối hợp với các tổ chức đoàn thể thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra thân nhiệt cho khách hàng đến giao dịch, hướng dẫn người dân đeo khẩu trang khi giao dịch, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, bảo đảm khoảng cách khi tiếp xúc và sắp xếp giờ giao dịch cụ thể để tránh tình trạng tập trung đông người cùng một thời điểm. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành công việc... Ngân hàng cũng đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp tục được vay vốn mới để tái đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp, tổ tiết kiệm và vay vốn để triển khai các giải pháp về bình xét vay vốn, tổ chức kiểm tra sau khi giải ngân nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với đại dịch COVID-19, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong hoạt động giao dịch xã. Tổ chức rà soát và cho vay để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Doanh số cho vay 8 tháng đạt 2.830,3 tỷ đồng; tổng dư nợ đến 31-8, đạt 10.677,3 tỷ đồng, tăng 581,9 tỷ đồng so với đầu năm; hơn 250,4 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn vay vốn. NHCSXH Thanh Hóa cũng vừa rà soát và đề nghị NHCSXH Trung ương bổ sung thêm 50 tỷ đồng để hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; bổ sung 20 tỷ đồng chương trình giải quyết việc làm để hỗ trợ kịp thời người lao động có hoàn cảnh khó khăn từ các địa phương khác trở về quê hương làm việc.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, NHCSXH Thanh Hóa đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác nắm bắt diễn biến dịch bệnh COVID-19 tại từng địa bàn, mức độ ảnh hưởng, thiệt hại của khách hàng vay vốn để thực hiện các giải pháp hỗ trợ kịp thời. Như gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, cho vay bổ sung; xử lý nợ bị rủi ro. Đối với khách hàng đang điều trị bệnh hoặc cách ly y tế do dịch bệnh COVID-19, khách hàng đang cư trú tại các khu bị phong tỏa để phòng chống dịch bệnh, sẽ được gia hạn đến hết thời gian giãn cách mà không bị chuyển sang nợ quá hạn. Đối với trường hợp khách hàng vay vốn chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ đến hạn nhưng chưa có cơ chế xử lý, hỗ trợ, NHCSXH Thanh Hóa sẽ báo cáo UBND tỉnh và ngân hàng cấp trên để được xem xét.

Bài và ảnh: Khánh Phương


Bài và ảnh: Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]