(Baothanhhoa.vn) - Năm nay thật đặc biệt với các gia đình có con nhỏ, bởi tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát và những ngày giãn cách kéo dài khiến các bé không thể tham gia các hoạt động như mọi năm. Nhiều phụ huynh quyết định cho con về quê để bé có cơ hội trải nghiệm cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, không khí trong lành và có thêm nhiều thời gian ở gần ông bà, cô bác và để phòng tránh dịch bệnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đưa con về quê làm “ngư dân”

Năm nay thật đặc biệt với các gia đình có con nhỏ, bởi tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát và những ngày giãn cách kéo dài khiến các bé không thể tham gia các hoạt động như mọi năm. Nhiều phụ huynh quyết định cho con về quê để bé có cơ hội trải nghiệm cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, không khí trong lành và có thêm nhiều thời gian ở gần ông bà, cô bác và để phòng tránh dịch bệnh.

Đưa con về quê làm “ngư dân”

Sol được mẹ hướng dẫn cách phơi cá.

Năm nào cũng vậy, khi năm học kết thúc, Như Quỳnh, 27 tuổi, ở TP Hà Nội, lại “tha” cô con gái nhỏ Sol về quê ở huyện Hậu Lộc chơi. Mỗi lần nghe mẹ bảo về quê chơi là bé hào hứng, tự chuẩn bị quần áo và đồ chơi mang theo. Năm nay, gia đình chị dự tính về chơi dịp lễ 30-4, 1-5 rồi trở lại Hà Nội. Thế nhưng, dịch bùng phát và hai mẹ con “neo” lại quê. Nhưng may mắn khi vào những ngày hè, bé có được khoảng trời trong veo ở quê, được đắm mình trong không gian yên bình hiền lành như câu thơ trong trang sách thuở nào: “Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió/ Sẽ được nghe nhiều tiếng chim hay/ Tiếng lích rích chim sâu trong lá/ Con chìa vôi vừa hót vừa bay...”.

Quỳnh nói mình may mắn khi nội, ngoại hiện đều khỏe mạnh và sống gần biển. Cuộc sống xã biển vốn dĩ yên bình, không khí trong lành, mát mẻ, bé tha hồ khám phá. Hằng ngày, Sol thấy bà xách khay ra bến mua cá về mổ, phơi thì ước ao: “Con ước được phơi cá, bóc vỏ tôm... làm ngư dân như ông, bà”. Nghe thế, bà nội Sol bật cười nói với cô cháu gái nhỏ: “Làm ngư dân vất vả lắm con ạ. Sol cố học giỏi để làm bác sĩ, cô giáo nhé”. Thế nhưng, Sol vẫn nằn nì đòi bà chỉ cách phơi cá. Thuyền về ngày hôm sau, bà nội xách về một khay cá mối tươi roi rói. Sol hào hứng lấy mẹt ra giữa sân ngồi chờ, rồi làm theo mẹ và bà nội hướng dẫn: xếp cá ngay ngắn, đầu đuôi thẳng thớm, khoảng cách tầm 1 đốt ngón tay để cá không bị dính... rồi mang ra đê, chỗ nhiều nắng nhất phơi. Và thế là việc làm đầu tiên vào mỗi ngày mới của Sol là thăm mẹt cá mối và lật chúng với bà nội. Khi phát hiện những con cá săn lại, màu vàng bóng, ngư dân nhí vui mừng hò hét và kêu hết tất cả mọi người đến để khoe.

May mắn, xã biển quê Quỳnh vẫn bình yên chưa có “bóng giặc” COVID-19 nên bọn trẻ được vui chơi khá thoải mái. Cách một vài hôm Quỳnh lại dẫn con đi chợ và dặn con nằm lòng “5K”. Sol cực kỳ thích hàng cá với những loại cá lạ là: cá viềng, cá gục, cá bớp... và đặt cho mẹ “một ngàn lẻ một” câu hỏi liên quan đến tên gọi, cách nhận biết. Ngoài ra, chợ quê cũng đầy ắp các loại rau, củ, quả... là điều con vốn chỉ được thấy trên ti vi nên rất thích, cứ mải mê đứng ngắm và đòi mẹ mua về trồng. Chiều mát nếu rảnh, mẹ lại cùng con ra biển thả diều, ngắm những chiếc thuyền đầy cá được đẩy vào bờ.

Ngoài tập làm “ngư dân”, Sol cũng tập tành nội trợ. Ở nhà cùng con, Quỳnh cho con làm quen với việc rửa bát, nhặt rau... Sol được mẹ thả tự do. Con cùng anh em họ và bạn bè trong xóm chơi bịt mắt bắt dê, bán đồ hàng... Cuộc sống nhiều màu sắc, Sol có thêm cảm xúc, ngôn từ cũng đa dạng và phong phú hơn. Con thường xuyên nói ra những lời tình cảm dành cho ông, bà, cha, mẹ khiến cả nhà rất vui và hạnh phúc. Quỳnh tâm sự: “Thi thoảng gia đình vẫn tổ chức những chuyến du lịch xa nhưng về quê luôn là niềm háo hức mong chờ. Mới chỉ trong một thời gian ngắn, con gái nhỏ đã quen với cái nắng nóng cháy da miền Trung, quen với biển cả mênh mông... Con không điện thoại, ít xem ti vi, chỉ chơi với các anh, chị trong nhà và bạn hàng xóm. Chỉ cần có thế là đã đủ cho con một khoảng trời xanh biếc, hồn nhiên”.

Với cuộc sống giãn cách xã hội ở nhiều địa phương như hiện nay, việc sống và sinh hoạt trong gia đình như cuộc sống ở quê là điều mà không ít người mong muốn. Thế nhưng, tùy tình hình của gia đình mà phụ huynh sẽ lựa chọn và tìm cách giúp con mình vượt qua giai đoạn này theo một cách riêng. Dù như thế nào cũng đều mong muốn cho các em có thể học hỏi và phát triển tốt nhất trong điều kiện cho phép.

Bài và ảnh: Tăng Thúy


Bài và ảnh: Tăng Thúy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]