(Baothanhhoa.vn) - Những mô hình sản xuất, những buổi truyền thông bồi dưỡng kiến thức về mọi mặt cho hội viên, phụ nữ dân tộc Mông ngày càng được tổ chức nhiều hơn đã và đang giúp nhiều chị em có điều kiện tổ chức cuộc sống tốt hơn. Đây là những hoạt động thiết thực của Hội LHPN tỉnh trong thực hiện Kết luận số 684-KL/TU ngày 10-12-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”.

Đồng hành cùng phụ nữ dân tộc Mông nâng cao chất lượng cuộc sống

Những mô hình sản xuất, những buổi truyền thông bồi dưỡng kiến thức về mọi mặt cho hội viên, phụ nữ dân tộc Mông ngày càng được tổ chức nhiều hơn đã và đang giúp nhiều chị em có điều kiện tổ chức cuộc sống tốt hơn. Đây là những hoạt động thiết thực của Hội LHPN tỉnh trong thực hiện Kết luận số 684-KL/TU ngày 10-12-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc Mông tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”.

Đồng hành cùng phụ nữ dân tộc Mông nâng cao chất lượng cuộc sốngVới sự kết nối của Hội LHPN tỉnh, hai chị em ruột: Sung Thị Tiến, bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) người dân tộc Mông mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, được nhà hảo tâm nhận đỡ đầu.

Thực hiện có hiệu quả Kết luận 684-KL/TU, Hội LHPN tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục phối hợp tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021-2025; triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 tại các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn có hội viên, phụ nữ dân tộc Mông sinh sống. Thông qua 2 chương trình này, Hội LHPN tỉnh đã hỗ trợ nhiều mô hình sinh kế, tặng quà, truyền thông kiến thức, tạo chuyển biến mạnh mẽ về tư duy, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, khơi dậy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc, trong đó có dân tộc Mông; chỉ đạo các cấp hội phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là đồng bào dân tộc Mông, mỗi cơ sở hội xây dựng ít nhất 1 mô hình tập hợp, thu hút hội viên phù hợp với đặc thù của địa phương, phát huy vai trò của hội viên nòng cốt dân tộc Mông...

Theo đó, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 2 lớp xóa tái mù chữ cho 40 người dân xã Trung Lý (Mường Lát); 2 cuộc truyền thông phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và thành niên vi phạm pháp luật; hỗ trợ 4 mô hình sinh kế... Nhiều phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, chương trình “Ngân hàng bò”, “Trao con giống niềm tin” được chỉ đạo triển khai sâu rộng, giúp hội viên, phụ nữ dân tộc Mông nghèo, khó khăn trong sản xuất; xây dựng điểm 3 mô hình câu lạc bộ (CLB) “Phụ nữ giữ gìn, phát huy văn hóa dân tộc Mông” tại 3 xã có đồng bào Mông sinh sống của 3 huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa...

Cùng với đó, các cấp hội tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ dân tộc Mông vay vốn, phát triển kinh tế và tổ chức chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho trên 5.000 lượt người, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Tại huyện Mường Lát, hội viên, phụ nữ dân tộc Mông chiếm 37,1%. Những năm qua, Hội LHPN huyện được hội LHPN cấp trên, các nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng 7 mô hình sinh kế cho các bản có hội viên, phụ nữ dân tộc Mông sinh sống đang phát huy hiệu quả. Các mô hình, gồm: Tổ hợp tác (THT) chăn nuôi bò sinh sản ở bản Cơm (Pù Nhi) được hỗ trợ 10 con giống, đến nay phát triển 17 con; THT chăn nuôi dê sinh sản bản Suối Lóng (Tam Chung) hỗ trợ 10 con giống, đã phát triển được 31 con; THT chăn nuôi bò sinh sản bản Pom Khuông (Tam Chung) được hỗ trợ 10 con, đã phát triển 25 con; THT chăn nuôi dê sinh sản, tại bản Nà Ón, xã Trung Lý được hỗ trợ 49 con, nay phát triển lên 75 con. Ngân hàng bò sinh sản bản Pù Toang (Pù Nhi) được hỗ trợ 10 con; THT chăn nuôi bò sinh sản, bản Xa Lung (Mường Lý) được hỗ trợ 9 con; THT chăn nuôi bò sinh sản tại bản Cá Giáng (Trung Lý) được hỗ trợ 9 con.

Với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động hội”, công tác tập hợp, thu hút phụ nữ vùng đồng bào Mông tham gia tổ chức hội ngày càng được Hội LHPN tỉnh, hội LHPN các huyện có dân tộc Mông sinh sống quan tâm đặc biệt. Cùng với sự hỗ trợ của hội cấp trên, các cấp hội LHPN huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phối hợp tổ chức 28 lớp tập huấn, sự kiện truyền thông về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, mua bán người, hôn nhân cận huyết thống, hỗ trợ hội viên mô hình kinh tế, công tác dân tộc - tôn giáo... Qua đó, công tác tập hợp, thu hút phụ nữ vùng đồng bào Mông tham gia tổ chức hội ngày càng được đi vào chiều sâu. Rõ nét nhất là duy trì có hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động 6 CLB “Phòng, chống mua bán người tại cộng đồng” gồm: xã Trung Lý, Nhi Sơn, Quang Chiểu (Mường Lát), xã Hiền Kiệt (Quan Hóa), xã Tam Thanh, Na Mèo (Quan Sơn); thành lập các mô hình CLB “Chi hội kiểu mẫu 5 không, 3 sạch xây dựng nông thôn mới”; “CLB Phụ nữ giảm nghèo”, “Tổ/nhóm phụ nữ tiết kiệm”...

Thời gian tới, các cấp hội LHPN tiếp tục đồng hành, phối hợp hỗ trợ hội viên, phụ nữ dân tộc Mông phát triển toàn diện, đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, giúp hội viên, phụ nữ dân tộc Mông xây dựng các mô hình sinh kế, truyền thông, thay đổi nếp nghĩ, cách làm để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]