(Baothanhhoa.vn) - Thái độ sống là chìa khóa của hạnh phúc” và mỗi đứa trẻ khi lớn lên với suy nghĩ lạc quan, tích cực sẽ luôn sẵn sàng vượt qua mọi thử thách. Không ai khác, chính cha mẹ là người dạy cho trẻ những bài học đầu tiên, là người đồng hành cùng con xây dựng suy nghĩ tích cực mỗi ngày.

Đồng hành cùng con xây dựng suy nghĩ tích cực

Thái độ sống là chìa khóa của hạnh phúc” và mỗi đứa trẻ khi lớn lên với suy nghĩ lạc quan, tích cực sẽ luôn sẵn sàng vượt qua mọi thử thách. Không ai khác, chính cha mẹ là người dạy cho trẻ những bài học đầu tiên, là người đồng hành cùng con xây dựng suy nghĩ tích cực mỗi ngày.

Đồng hành cùng con xây dựng suy nghĩ tích cực

Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng tại trại hè do Trung tâm kỹ năng sống Tâm Việt (TP Thanh Hóa) tổ chức.

Thời gian gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên có những hành động tiêu cực, hủy hoại bản thân do nhiều nguyên nhân như: trầm cảm, áp lực học tập, bất đồng quan điểm với bố mẹ hoặc khi xảy ra các vấn đề khó giải quyết trong cuộc sống. Khi sự việc xảy ra, dư luận xã hội đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thương cảm có, xót xa có và có cả những lời chỉ trích nặng nề... Thế nhưng, đằng sau mỗi câu chuyện đều là một bài học cay đắng, thức tỉnh các bố mẹ trong việc giáo dục, đặc biệt là xây dựng suy nghĩ tích cực cho con ngay từ khi còn nhỏ.

Chị Lê Thị Phương, Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) cho rằng: “Trong thời đại công nghệ 4.0, làm bố mẹ hay con trẻ ít nhiều cũng đều chịu những áp lực riêng. Bố mẹ nào cũng yêu con và mong muốn điều tốt nhất cho con mình. Ý thức được những áp lực trong công việc, cuộc sống nên điều tốt nhất mà gia đình chúng tôi làm cho các con đó là xây dựng lối sống tích cực ngay từ khi còn nhỏ”.

Chị Phương tâm sự, chị có 2 đứa con (con trai 14 tuổi và con gái 9 tuổi), mặc dù không có nhiều thời gian trò chuyện cùng các con, song thi thoảng chị vẫn kể những mẩu chuyện nhỏ về cuộc sống và mỗi tình huống xảy ra đều được chị hướng dẫn các con giải quyết theo hướng tích cực nhất. Thay vì những câu phàn nàn trước mặt các con thì chị thường nói về những việc tốt hoặc điều tích cực của vấn đề như: “Cô đồng nghiệp mới ở văn phòng mẹ tốt bụng lắm, cô thường xuyên giúp đỡ mẹ”, “hôm nay con ném bóng tốt hơn buổi học trước”... đặc biệt là khi cả nhà cùng quây quần, vui vẻ bên nhau. Và chị cũng luôn nhắc nhở các con rằng, người hạnh phúc không phải là người được sống trong hoàn cảnh thuận lợi mà là người có thái độ tích cực trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Vào mỗi dịp hè, chị Phương cũng khuyến khích, đăng ký cho các con tham gia các khóa học trải nghiệm hoặc khóa học thể thao yêu thích để rèn luyện bản thân.

Nắm bắt được xu hướng và nhu cầu rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng phát triển các trung tâm giáo dục kỹ năng sống. Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, đến cuối năm 2021, toàn tỉnh có 28 công ty được cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ hành chính.

Tại Trung tâm kỹ năng sống Tâm Việt (TP Thanh Hóa), vào mỗi dịp hè thường thu hút khoảng 200 - 300 học viên từ học sinh cấp tiểu học đến THPT tham gia các khóa trải nghiệm. Trong đó, các khóa học đều hướng đến 7 giá trị cốt lõi bao gồm: yêu thương, kiên trì, tích cực, dũng cảm, trách nhiệm, tự lập và tự tin.

Chị Nguyễn Thị Huế, Trung tâm kỹ năng sống Tâm Việt (TP Thanh Hóa) cho biết: Thông qua các hoạt động theo đội nhóm, các con được giao lưu với nhiều độ tuổi, được sinh hoạt trong môi trường tập thể đầy tích cực và tính kỷ luật, trách nhiệm, đòi hỏi tình yêu thương bao bọc lẫn nhau. Đặc biệt, đối với các khóa rèn luyện về giao tiếp, ứng xử dành cho học sinh THCS, THPT sẽ giúp các em xây dựng niềm tin vào bản thân, vui vẻ, tích cực trong giao tiếp, ứng xử văn minh khi gặp xung đột. Mặc dù mỗi khóa học chỉ kéo dài 5 ngày, song điều quan trọng mà mỗi học viên được trang bị đó là sự tự tin, tích cực, tự chủ và tự giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, điều quan trọng của các chương trình rèn luyện còn giúp trẻ luôn cảm thấy hạnh phúc, lạc quan ngay cả với những điều rất nhỏ.

Hiện nay, cùng với việc giáo dục lối sống hàng ngày, rất nhiều gia đình khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể thao. Theo một số nghiên cứu, vận động thể thao sẽ giúp cơ thể tiết ra Endorphin và các hormone khác giúp giảm lo âu, tăng cảm giác vui vẻ, yêu đời. Trẻ được luyện tập thể thao thường xuyên sẽ khỏe mạnh hơn về thể chất và tinh thần, góp phần bồi đắp lối sống tích cực.

Có thể nói rằng, việc xây dựng thái độ sống tích cực ngay từ khi còn nhỏ, trẻ sẽ có xu hướng giải quyết các vấn đề một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, việc đồng hành cùng con xây dựng lối sống tích cực không có nghĩa rằng chúng ta thỏa hiệp mọi vấn đề và phớt lờ những mặt tiêu cực, mà quan trọng là các bậc cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ kỹ năng điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực để nuôi dưỡng khả năng thích ứng của trẻ trong cuộc sống.

Bài và ảnh: Hoài Anh


Bài và ảnh: Hoài Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]