Tin liên quan
Đọc nhiều
Đeo khẩu trang ở các chợ dân sinh - Nhiều người vẫn còn lơ là
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, tại nhiều khu chợ dân sinh trên địa bàn TP Thanh Hóa, nhiều tiểu thương kinh doanh cũng như người dân mua sắm tại chợ chưa chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang ở nơi tập trung đông người.
Quầy bán thịt tươi sống tại chợ Điện Biên, TP Thanh Hóa.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, từ ngày 16-3-2020, thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người (như tại siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng...) để phòng chống bệnh hiệu quả.
Tại Thanh Hóa, trong khi các trung tâm thương mại, siêu thị thực hiện khá tốt các quy định về phòng dịch thì tại nhiều khu chợ dân sinh, ý thức của cả người bán và người mua trong việc đeo khẩu trang bắt buộc đều chưa cao.
Ghi nhận của phóng viên chiều 18-3 tại chợ Điện Biên, phường Điện Biên (TP Thanh Hóa), bên cạnh một số người đã kheo khẩu trang vải, khẩu trang y tế đúng cách thì còn không ít người không đeo khẩu trang, nhất là những người bán hàng.
Chị L.T.H. một chủ quầy bán quần áo cho rằng: Chị có mang khẩu trang trong túi nhưng đeo cả ngày thì không chịu nổi nên chỉ lúc nào có khách đến mua hàng chị mới lấy ra đeo, còn lại các chủ quầy ở đây đều quen nhau cả nên ngại đeo.
Gian hàng hải sản khô ở chợ Điện Biên.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Trưởng Ban Quản lý chợ Điện Biên, cho biết: Từ khi có dịch COVID-19, Ban quản lý chợ đã phối hợp cùng chính quyền địa phương triển khai 3 đợt phun khử trùng toàn bộ chợ; tích cực tuyên truyền, nhắc nhở cán bộ, nhân viên bảo đảm sức khỏe cá nhân bằng cách vệ sinh tay bằng xà phòng thường xuyên, đeo khẩu trang, tránh tụ tập ăn uống đông người… Đồng thời, tuyên truyền trên hệ thống loa tại chợ để tiểu thương kinh doanh buôn bán trong chợ và người đi chợ đeo khẩu trang để phòng dịch hiệu quả. Ban Quản lý cũng phân công 5 người ở tổ bảo vệ và 11 người tổ trông giữ xe và 6 người tổ vệ sinh được chia làm 2 ca làm tốt công tác dọn dẹp, bảo đảm vệ sinh môi trường trong chợ cũng như thường xuyên nhắc nhở mọi người có ý thức phòng dịch, đeo khẩu trang đúng quy định. Thế nhưng, quan trọng nhất vẫn phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm của mỗi người.
Ông Thắng cho biết thêm: Chợ Điện Biên có quy mô khoảng 1.000m2, thu hút khoảng hơn 300 tiểu thương buôn bán. Thế nhưng, hiện nay, do tác động của dịch COVID-19, trong chợ chỉ còn hơn 200 tiểu thương còn duy trì, các hàng, quán khác tạm thời đóng cửa. Lựợng khách hàng đến chợ sụt giảm khoảng 2/3 so với trước đây.
Gian hàng hải sản tại chợ Bắc Cầu Sâng, phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa.
Khác với cảnh vắng khách ở chợ Điện Biên, chợ Bắc Cầu Sâng (Phường Nam Ngạn) vẫn khá tấp nập vào các buổi chiều hằng ngày. Lượng người bán, người mua đông, thế nhưng tại các dãy hàng từ rau, củ, quả cho đến hàng thực phẩm tươi sống như thịt, cá, ngan, gà… hay dãy hàng ăn uống trong chợ, những người bán hàng đeo khẩu treo đúng cách chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có người đeo lấy lệ, lúc lúc lại kéo khẩu trang qua mũi, xuống cằm để nói chuyện với người mua hàng.
Hàng rau, củ, quả ở chợ Bắc Cầu Sâng.
Trò chuyện với chị L.T.C, bán hàng hải sản cho biết: Chị cũng có nghe trên ti vi tuyên truyền cần phải đeo khẩu trang bắt buộc ở công cộng, tuy nhiên, ngồi chợ cả ngày nếu đeo khẩu trang thì rất khó chịu, có lúc thấy vướng, khó làm việc, với lại, Thanh Hóa vẫn an toàn!
Có lẽ vì tâm lý chủ quan đó nên những người buôn bán ở các chợ dân sinh vẫn “lơ là” việc đeo khẩu trang.
Ông Trịnh Văn Long, Trưởng Ban Quản lý chợ Bắc Cầu Sâng, thừa nhận: Cũng còn một bộ phận người dân chưa thực sự chấp nghiêm túc việc đeo khẩu trang do họ vẫn chưa có thói quen này hoặc chủ quan, lơ là trong công tác phòng dịch. Ban Quản lý chợ sẽ tiếp tục trực tiếp nhắc nhở bà con các biện pháp phòng dịch, thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang nơi công cộng bởi đây là quy định bắt buộc để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Khách đến chợ Bắc Cầu Sâng vẫn rất nhộn nhịp.
Nhiều người vẫn “lơ là”, không đeo khẩu trang ở nơi đông người.
Hoạt động buôn bán tại các chợ dân sinh vẫn diễn ra phục vụ nhu cầu cuộc sống hằng ngày của người dân. Đây cũng là nơi tập trung đông người, nơi được xem là một trong những đầu mối có nguy cơ lây nhiễm cao. Chính vì vậy, thiết nghĩ để bảo đảm sự an toàn cũng như ổn định tâm lý cho cả người bán và người mua, ban quản lý các chợ, chính quyền các địa phương cần tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền, vận động người dân, các tiểu thương kinh doanh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19; trang bị các hệ thống loa truyền thanh tăng thời lượng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tiểu thương tại chợ cũng như người dân đi chợ về sự nguy hiểm của dịch COVID-19, cách phòng tránh dịch cũng như thông tin kịp thời, chính xác về các quy định, hướng dẫn, chỉ đạo của Nhà nước, của tỉnh về công tác phòng, chống dịch. Từ đó, mỗi người tự nâng cao ý thức, thực hiện các biện pháp phòng dịch, tự giác đeo khẩu trang đúng cách khi đến nơi đông người, để tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cả cộng đồng.
Minh Hiền
{name} - {time}
- 2023-10-02 14:26:00
Ngày Khuyến học Việt Nam: Thúc đẩy sự học trong toàn dân
- 2023-10-02 13:31:00
Tổng kết và trao giải Hội thi An toàn giao thông năm 2023
- 2020-03-19 08:33:00
Ấn tượng với hình nộm tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19
Giải pháp giảm bớt khó khăn cho lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp
Dịch COVID-19: Hãy kiểm chứng chính xác thông tin trước khi hành động
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp nhận ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID – 19
Công đoàn ngành Giao thông vận tải tặng khẩu trang cho đoàn viên phòng dịch COVID-19
May hơn 1.000 khẩu trang vải phát miễn phí cho người dân
Tạm dừng cấp thị thực vào Việt Nam: Hy sinh lợi ích kinh tế để dập dịch
Thành đoàn TP Thanh Hóa trao quà cho các em thiếu nhi và gia đình chính sách
Công an TP Thanh Hóa tích cực phòng chống dịch COVID-19
Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính