(Baothanhhoa.vn) - Nhiều hoạt động ban đầu tưởng như chỉ mang tính hình thức phục vụ sự cao hứng hay sở thích nhất thời của nhóm người nào đó, nhưng đã phát huy giá trị sau đó khi tạo ra hiệu ứng xã hội, thu hút sự tham gia của nhiều người.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đánh thức những trào lưu hữu ích

Đánh thức những trào lưu hữu ích

(Ảnh minh họa)

Nhiều hoạt động ban đầu tưởng như chỉ mang tính hình thức phục vụ sự cao hứng hay sở thích nhất thời của nhóm người nào đó, nhưng đã phát huy giá trị sau đó khi tạo ra hiệu ứng xã hội, thu hút sự tham gia của nhiều người.

Nhiều người đã chờ đợi những việc làm đó được nhân lên, lan tỏa hơn, nhưng tiếc là sức sống lâu bền cho những trào lưu này vẫn là câu chuyện đáng nói.

Gần đây sự giận dữ của thiên nhiên ngày càng khủng khiếp hơn khiến nhiều người tiếc nhớ đến những trào lưu theo kiểu “sống xanh” một thời.

Đó là cách “sống xanh” với cây xanh được nhiều người trồng mới ở những địa điểm khác nhau rồi chụp ảnh đưa lên diễn đàn minh chứng cho việc làm của mình. Là cách “sống xanh” với việc kêu gọi xắn quần vớt rác, vét bùn đất ùn ứ trả lại màu xanh cho hồ nước, cho dòng kênh. Là “sống xanh” với những cánh đồng an toàn không chất kích thích, tình nguyện viên tỏa đi khắp nơi vận động nông dân chung tay vì sự an toàn của người tiêu dùng.

“Sống xanh” còn là việc kêu gọi người dân đô thị đưa cây xanh và nước vào tất cả những không gian có thể để ngăn chặn sự phát thải của khí Co2. Là tắt các thiết bị điện khi không cần thiết mọi lúc, mọi nơi.

Hơn thế, còn cả cách “sống xanh” trong đời sống văn hóa, những bài hát hay tranh vẽ về đại ngàn hùng vĩ và đại dương bao la, cách bảo tồn đa dạng sinh học... được các bạn trẻ sáng tác, trình diễn, trưng bày ở nhiều nơi công cộng, làm các video lan truyền trên không gian mạng.

Những việc làm như thế không chỉ thu hút bạn trẻ Việt Nam mà còn được nhiều người nước ngoài khởi xướng, hưởng ứng, góp phần tạo ra và duy trì, cân bằng các giá trị cuộc sống bền vững và lành mạnh. “Sống xanh” vì thế không còn là câu chuyện của riêng ai và chỉ riêng đối tượng nào được hưởng lợi.

Gần nhất hẳn chúng ta còn nhớ, đầu năm 2019 trào lưu gắn hashtag trên mạng xã hội #Challengeforchange (thách thức để thay đổi) được đón nhận mạnh mẽ ở Việt Nam. Hình ảnh trước và sau khi dọn dẹp rác ở các điểm du lịch, khu dân cư hay dòng kênh, bãi biển; cảnh tái chế rác thải, trồng rừng... được nhiều bạn trẻ chia sẻ liên tục lên mạng xã hội đã làm thức dậy ý thức chung tay của cộng đồng.

Nhưng sự tuyệt với ấy cũng chỉ kéo dài chừng 3 tháng, sau đó gần như nó bị để mốc trên các diễn đàn, nhiều người lại đi tìm những việc làm mới mẻ hơn.

Giả thiết đặt ra là nếu cách “sống xanh” sống với đời sống thực một cách bền lâu, thì nó đã giúp những dòng kênh, hồ nước được khơi thông, rừng được trồng thêm, thiên tai có thể sẽ bớt đi sự thảm khốc, môi trường giảm thiểu ô nhiễm.

Sau những giận dữ của thiên nhiên trong năm 2020 đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại một lối sống thực sự từ chính ý thức của mỗi người. Hãy đánh thức lối “sống xanh” và nuôi dưỡng nó bằng hành động thường xuyên, chứ không phải thích thì làm, hết vui thì nghỉ.

An Nhiên


An Nhiên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]