(Baothanhhoa.vn) - Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 60 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và 32 cơ sở có hoạt động GDNN, trong đó có 12 trường cao đẳng, 17 trường trung cấp, 31 trung tâm GDNN; 32 cơ sở khác có tham gia hoạt động GDNN.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp gặp khó trong tuyển sinh

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp gặp khó trong tuyển sinh

Học sinh Trường Trung cấp Nghề miền núi trong giờ học văn hóa.

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 60 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và 32 cơ sở có hoạt động GDNN, trong đó có 12 trường cao đẳng, 17 trường trung cấp, 31 trung tâm GDNN; 32 cơ sở khác có tham gia hoạt động GDNN.

Tuy số lượng tuyển sinh đào tạo hằng năm của các trường luôn đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, song, trên thực tế số lượng người học nghề vẫn thấp so với nhu cầu của thị trường lao động. Nguyên nhân là do mạng lưới các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh còn cồng kềnh, nhiều đầu mối, nhiều trường đào tạo cùng một nghề. Việc phân bổ các trường giữa các vùng, địa phương chưa hợp lý; nhiều cơ sở GDNN chưa phát huy được vai trò đào tạo nghề cho lực lượng lao động tại chỗ. Việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực còn gặp khó khăn do không đủ nguồn lực. Thực trạng việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS hiện nay cũng khiến các cơ sở GDNN gặp khó trong công tác tuyển sinh.

Chủ trương phân luồng mạnh sau THCS đã được cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 và các văn bản pháp quy. Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” ban hành theo Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14-5-2018 cũng đã xác định mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 25%; phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ cao đẳng; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%. Đến năm 2025 có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%; phấn đấu ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ cao đẳng; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 35%.

Mới đây, ngày 28-5-2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 24-CT/TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới, nêu rõ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông vào học các trình độ GDNN theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14-5-2019 của Thủ tướng Chính phủ và có cơ chế đánh giá, giám sát việc thực hiện các hoạt động này tại các địa phương. UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 11-7-2019 về việc thực hiện đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 tỉnh Thanh Hóa, trong đó nêu rõ: Mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 25%. Phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ cao đẳng; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%. Mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%. Phấn đấu ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ cao đẳng; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 35%.

Tuy nhiên, theo Quyết định 1893/QÐ-UBND ngày 26-5-2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục năm học 2020-2021 thì cơ bản chỉ tiêu phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào các trường THPT ở các huyện trên địa bàn tỉnh đều vượt quá 70%. Và trên thực tế có địa phương tuyển sinh trên 80% như huyện Nga Sơn. Trong năm học 2020-2021 tỷ lệ phân bổ vào các trường THPT trên địa bàn huyện Nga Sơn chiếm 84%, chỉ còn lại 16%. Số này được mặc định là phân luồng vào các cơ sở GDNN. Tuy nhiên, với tỷ lệ ít ỏi này, trong đó chưa tính đến số học sinh không đủ điều kiện xét tốt nghiệp THCS, số học sinh yếu kém, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt... thì tỷ lệ được phân luồng vào các cơ sở GDNN sẽ còn lại bao nhiêu?. Chưa kể có trường THPT ở một vài địa phương còn xin thêm số lượng học sinh, tăng thêm lớp. Việc này càng gây khó khăn trong việc tuyển sinh của các cơ sở GDNN, các trung tâm GDNN – giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh và ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.

Một thực tế đáng lo ngại nữa, đó là cách làm của một số địa phương về chủ trương phân luồng còn nhiều bất cập như việc họp về chỉ tiêu phân luồng vào THPT, các đơn vị trung tâm GDNN – giáo dục thường xuyên, các trường cao đẳng, trung cấp có chức năng đào tạo hệ THPT đóng trên địa bàn không được mời tham dự. Thậm chí tạo rào cản không cho các cơ sở GDNN vào các trường THCS để tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh. Trong khi các cơ sở GDNN – giáo dục thường xuyên đều có chức năng hướng nghiệp, nhưng khi đi liên hệ với các trường THCS lại bị từ chối, hoặc nếu được tuyển sinh thì cũng gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh giữa các trường, các cơ sở GDNN sẽ luôn bị “lép vế”...

Để phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề theo định hướng của Chính phủ, thiết nghĩ ngành chức năng – đơn vị tham mưu chính cho UBND tỉnh cần thực hiện nghiêm việc dự kiến phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường THPT theo đúng quy định, tạo điều kiện cho các trường nghề có nguồn để tuyển sinh. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cần tăng cường tuyên truyền, định hướng cho HS và phụ huynh HS lựa chọn con đường học tập của bản thân, con em mình theo đúng khả năng, sở trường, tinh thần “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, hạn chế tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]