(Baothanhhoa.vn) - Theo quy định tại Khoản 7, Điều 80, Nghị định 99/2015/NĐ-CP, ngày 20-10-2015 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 10-12-2015), kể từ ngày 10-6-2016 các căn hộ chung cư không được dùng làm địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, tại nhiều chung cư, các doanh nghiệp thuê căn hộ làm văn phòng công ty, địa điểm để kinh doanh vẫn diễn ra bất chấp quy định.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cấm kinh doanh ở chung cư: Đừng để “Phép vua” thua “lệ làng”

Theo quy định tại Khoản 7, Điều 80, Nghị định 99/2015/NĐ-CP, ngày 20-10-2015 của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 10-12-2015), kể từ ngày 10-6-2016 các căn hộ chung cư không được dùng làm địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, tại nhiều chung cư, các doanh nghiệp thuê căn hộ làm văn phòng công ty, địa điểm để kinh doanh vẫn diễn ra bất chấp quy định.

Cấm kinh doanh ở chung cư: Đừng để “Phép vua” thua “lệ làng”

Tại mặt bằng tầng 1 các nhà D1, D3 các cửa hàng tạp hóa, rửa xe vẫn công khai hoạt động từ nhiều năm nay.

Phớt lờ quy định

Khảo sát một vòng tại các khu chung cư như: Đông Phát, Mai Xuân Dương, Phú Sơn (TP Thanh Hóa)... chúng tôi nhận thấy, tại đây các hoạt động thuê chung cư làm mặt bằng để kinh doanh cafe, shop quần áo, quán ăn, cắt tóc, gội đầu, rửa xe... diễn ra khá phổ biến.

Tại chung cư Đông Phát, phường Đông Vệ (TP Thanh Hóa), hầu hết mặt bằng tầng 1 đều trở thành địa điểm kinh doanh. Tại mặt bằng tầng 1 nhà D3 là địa điểm bán hàng tạp hóa, rửa xe ô tô, xe máy. Do địa điểm lý tưởng, lại nằm trong khu dân cư đông đúc nên mỗi tháng hộ kinh doanh cũng thu được kha khá. Tương tự như vậy, tại mặt bằng tầng 1 của nhà D1, các hộ đều cho thuê để sản xuất cơ khí, bán sơn, cắt tóc, gội đầu, bán hàng tạp hóa. Tại khu chung cư Mai Xuân Dương, phường Trường Thi (TP Thanh Hóa) tình trạng nêu trên cũng diễn ra khá phổ biến. Hầu hết mặt bằng của tầng 1 đều được các hộ cho thuê, hoặc tự mở các quầy bán hàng tạp hóa, hoặc quán ăn sáng, rửa xe, làm văn phòng đại diện.

Khi chúng tôi hỏi các hộ kinh doanh tại các căn hộ chung cư về việc cấm kinh doanh của Chính phủ thì hầu hết các hộ đều phản ứng mạnh. Chị N.T.N., rửa xe tại chung cư Đông Phát cho rằng: “Tại sao những ngôi nhà là nhà ở được kinh doanh, buôn bán mà nhà chung cư thì không”. Tương tự như vậy, anh L.V.H., chuyên làm khung nhôm kính cũng bức xúc: “Chẳng có chính sách nào vô lý như vậy, chúng tôi bỏ tiền ra thuê thì chúng tôi có quyền kinh doanh, buôn bán, ai dám ra đây mà dẹp”.

Có thể nói, trong thiết kế ban đầu của các khu chung cư đều với mục đích để ở chứ không phải để làm nơi kinh doanh. Thế nhưng, hiện chung cư không chỉ được sử dụng làm văn phòng, mà nhiều nơi còn dùng làm chỗ buôn bán hóa chất, đặt kho hàng... Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân sống tại chung cư, mà còn gây quá tải về điện, nước, mất an toàn, an ninh và tăng nguy cơ cháy nổ.

Luật “có” nhưng “khó” cấm

Khoản 11, Điều 6, Luật Nhà ở năm 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có nêu rõ: Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ. Còn theo Điều 80, Nghị định 99/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở năm 2014, quy định: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải chuyển hoạt động kinh doanh sang địa điểm khác không phải là căn hộ chung cư trong vòng sáu tháng, kể từ ngày 10-12-2015 (ngày có hiệu lực của nghị định này). Như vậy, nếu chiếu theo Nghị định 99, sau ngày 10-6-2016, hộ gia đình, cá nhân không được kinh doanh tại căn hộ chung cư. Tuy nhiên, hiện chưa có chế tài, lực lượng nào để kiểm soát hoạt động kinh doanh trong các tòa nhà chung cư. Khi được hỏi về chuyện quản lý việc đặt trụ sở hay hoạt động kinh doanh trong nhà chung cư, đại diện ban quản lý tại các khu chung cư đều cho rằng các vi phạm về kinh doanh tại căn hộ rất khó xử lý. Bởi lẽ, nếu phát hiện các hộ kinh doanh thì việc lập biên bản và thẩm quyền xử phạt cho đến nay vẫn chưa rõ. Chính quyền không xử phạt, trong khi ban quản lý chung cư cũng không có thẩm quyền.

Trên thực tế, hơn 5 năm qua kể từ khi quy định cấm kinh doanh tại căn hộ chung cư chính thức có hiệu lực, rất ít trường hợp bị xử phạt. Điều đó lý giải vì sao hiện vẫn có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân... sử dụng chung cư làm địa điểm kinh doanh.

Quy định cấm sử dụng chung cư làm văn phòng kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến lợi ích trước mắt của một bộ phận doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng lại có lợi ích về lâu dài, đảm bảo quyền lợi của đa số người dân. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường quản lý, xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng, thì các doanh nghiệp cần nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành pháp luật cũng như đạo đức kinh doanh. Đây cũng chính là cơ sở để các doanh nghiệp có thể làm ăn, kinh doanh một cách lâu dài, bền vững.

Bài và ảnh: Trần Hằng


Bài và ảnh: Trần Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]