(Baothanhhoa.vn) - Nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 khiến việc kinh doanh thực phẩm online trở nên thịnh hành. Dù nhiều mặt hàng được quảng cáo sạch, không hóa chất, không chất bảo quản... nhưng chất lượng an toàn đến đâu thì chính người bán cũng chưa đủ cơ sở khẳng định.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Băn khoăn giữa “chợ” thực phẩm online

Nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 khiến việc kinh doanh thực phẩm online trở nên thịnh hành. Dù nhiều mặt hàng được quảng cáo sạch, không hóa chất, không chất bảo quản... nhưng chất lượng an toàn đến đâu thì chính người bán cũng chưa đủ cơ sở khẳng định.

Băn khoăn giữa “chợ” thực phẩm online

Mặt hàng thăn bò được giới thiệu trên facebook.

Thời gian vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra và phát hiện nhiều trường hợp kinh doanh hàng hóa là thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh. Trong đó, tháng 10-2020, qua kiểm tra 2 kho hàng của ông Nguyễn Hữu Dũng tại xã Hoằng Giang (Hoằng Hóa), lực lượng quản lý thị trường phát hiện và buộc tiêu hủy 7,5 tấn hàng hóa là thực phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Vào tháng 2-2021, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với các đơn vị chức năng còn phát hiện và buộc tiêu hủy hơn 9 tấn nầm lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ... Xuất phát từ những vụ việc vi phạm do cơ quan chức năng công bố, người tiêu dùng nhất là các bà nội trợ thêm nỗi lo khi thực phẩm bẩn trà trộn trên thị trường.

Trong khi đó, lướt trên các trang mạng xã hội, người mua dễ dàng tìm thấy bất cứ loại thực phẩm nào, từ thực phẩm tươi sống đến thực phẩm khô, thực phẩm chế biến, thực phẩm trong nước, thực phẩm nhập khẩu... Nhiều hội nhóm được thành lập trên mạng xã hội facebook, zalo để kết nối cung – cầu. Có nhóm số lượng thành viên lên tới vài chục nghìn người bao gồm cả người bán và người mua ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Các bài viết bán hàng được đính kèm hình ảnh, video để người mua thêm an tâm. Không những quảng cáo về độ ngon, nhiều tài khoản người bán còn đảm bảo về độ an toàn của sản phẩm. Tuy nhiên, ngoài các thông tin người bán đăng tải người mua hầu như không còn cách nào để kiểm tra chất lượng khi giao dịch mua bán.

Chị Hà Thị Tâm (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) chia sẻ: “Do tính chất công việc bận rộn nên việc đặt mua đồ ăn trên mạng tiện lợi, tiết kiệm được thời gian. Người bán online nhận ship hàng tận nhà cho mình với mức phí nội thành chỉ khoảng 10 - 15 nghìn đồng. Tuy nhiên, cũng rất khó để nhận biết các mặt hàng mình mua như rau củ quả, thịt, đồ ăn đã qua chế biến có thực sự đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh như người bán nói hay không”.

Căn cứ quy định tại Thông tư 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử và Nghị định 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ, chỉ những người thành lập các website thương mại điện tử mới phải đăng ký, còn những người bán hàng online đơn thuần trên các website hoặc trên ứng dụng di động như facebook, shopee, instagram... sẽ không phải thực hiện thủ tục này.

Người bán hàng online cần tuân thủ các quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, như: có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ như giá cả, phương thức vận chuyển, giao nhận và thanh toán; đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin hàng hóa, dịch vụ; cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên trên thực tế, việc kiểm soát kinh doanh thực phẩm bằng hình thức online hiện nay không hề dễ dàng. Các cơ quan chức năng khó kiểm soát khi có rất nhiều tài khoản rao bán thực phẩm nhưng chỉ là trung gian, không có sản phẩm, không có cửa hàng, địa chỉ cụ thể. Bên cạnh những doanh nghiệp, nhà sản xuất, người bán hàng đang tận dụng lợi thế của thị trường online nhằm quảng bá sản phẩm và tăng doanh số thì không ít cá nhân kinh doanh trực tuyến qua mạng xã hội chưa có giấy phép kinh doanh, nhiều sản phẩm được rao bán mà không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hay chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chính vì vậy, ngoài việc tận dụng tiện ích mà môi trường online đem lại, lựa chọn địa chỉ cung cấp thực phẩm tin cậy cũng là điều mà người tiêu dùng nên quan tâm. Ngoài nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm thì thông tin, mức độ tin cậy của người bán và gian hàng cũng cần được tìm hiểu.

Năm 2020, khi dịch COVID-19 bùng phát trong nước, Sở Công Thương đã phối hợp với các đơn vị, cập nhật danh sách cơ sở kinh doanh nhu yếu phẩm, thực phẩm có dịch vụ bán hàng trực tuyến, qua điện thoại và giao hàng tại nhà trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ người dân dễ dàng mua bán, hạn chế tập trung đông người tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích. Đây cũng là cơ sở để người tiêu dùng tham khảo và lựa chọn các địa chỉ để mua được thực phẩm đảm bảo chất lượng.

Bài và ảnh: Phương Chi


Bài và ảnh: Phương Chi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]