(Baothanhhoa.vn) - Trong những đầu tháng 7 nắng như thiêu đốt, chúng tôi theo chân các anh chị kỹ sư, công nhân của Chi nhánh Thủy lợi Đông Sơn thuộc Công ty TNHH MTV Sông Chu đi tuần tra tuyến kênh Bắc thuộc khu vực huyện Đông Sơn.

1 ngày “tuần kênh” cùng công nhân thủy nông

Trong những đầu tháng 7 nắng như thiêu đốt, chúng tôi theo chân các anh chị kỹ sư, công nhân của Chi nhánh Thủy lợi Đông Sơn thuộc Công ty TNHH MTV Sông Chu đi tuần tra tuyến kênh Bắc thuộc khu vực huyện Đông Sơn.

1 ngày “tuần kênh” cùng công nhân thủy nông

Tuyến kênh Bắc bắt đầu từ xã Nam Giang (Thọ Xuân) đến gần Cầu Ghép, thị xã Nghi Sơn, có chiều dài khoảng 54 km đi qua các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Đông Sơn, TP Thanh Hóa. Trong đó, Chi nhánh Thủy lợi Đông Sơn được giao quản lý hơn 7 km (từ K18+082 đến K25+891). Trên đoạn kênh có 5 cống đầu mối kênh cấp 2 và 12 cầu qua kênh.

1 ngày “tuần kênh” cùng công nhân thủy nông

Để bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn, ngày nào kỹ sư và công nhân Chi nhánh Thủy lợi Đông Sơn cũng đi tuần kênh.

1 ngày “tuần kênh” cùng công nhân thủy nông

Mặc cho trời nắng nóng hơn 40 độ C, công nhân công ty vẫn cần mẫn vớt rác để khơi thông dòng chảy, tránh ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.

1 ngày “tuần kênh” cùng công nhân thủy nông

Kỹ sư Hồ Thị Thảo chia sẻ “10 năm gắn bó với nghề là 10 năm chung sống với rác thải. Ngày nào tôi và các đồng nghiệp cũng phải căng mình chống rác trên dòng kênh Bắc”.

1 ngày “tuần kênh” cùng công nhân thủy nông

Từ rác thải sinh hoạt đến rác thải nông nghiệp, rồi xác động vật chết đều được những người dân vô ý thức vứt xuống dòng kênh.

1 ngày “tuần kênh” cùng công nhân thủy nông

Không chỉ đoạn kênh Bắc qua huyện Đông Sơn có rác thải mà tại điểm vớt rác khu vực Mật Sơn, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa thuộc Chi nhánh Thủy lợi TP Thanh Hóa hằng ngày rác ùn ứ về đây, công nhân chi nhánh phải thay nhau vớt rác. Anh Hàn Viết Thành (50 tuổi), cho biết “Tôi phải vớt liên tục, vớt xong khỏi tay, 2 tiếng sau quay lại lại thấy rác. Thời tiết nắng nóng gay gắt như thế này công việc của chúng tôi càng thêm vất vả”.

1 ngày “tuần kênh” cùng công nhân thủy nông

“Cứ một tuần tại điểm này vớt được khoảng 7 m khối rác thải các loại”- anh Vũ Đình Tuấn, Tổ trưởng Tổ kỹ thuật Chi nhánh Thủy Lợi TP Thanh Hóa cho biết.

1 ngày “tuần kênh” cùng công nhân thủy nông

“Rác sau khi vớt lên chúng tôi phơi khô, sau đó tập kết tại chỗ, loại rác nào đốt được thì anh em tiến hành đốt, loại rác nào không đốt được thì Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa cho xe đến thu gom chở đến bãi rác theo quy định" - anh Tuấn cho biết thêm.

1 ngày “tuần kênh” cùng công nhân thủy nông

Để giảm bớt tình trạng rác thải gây ách tắc dòng chảy, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước thô cho TP Thanh Hóa, đại diện lãnh đạo Công ty TNHH MTV Sông Chu và các công nhân thủy nông kiến nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương - nơi có tuyến kênh Bắc đi qua, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, nhất là không được vứt rác thải xuống dòng kênh. Đồng thời, xử phạt nghiêm khắc những người vi phạm quy định về đổ rác thải, chất thải, xả nước thải vào công trình thủy lợi.

Hoàng Đông

Tin liên quan:
  • 1 ngày “tuần kênh” cùng công nhân thủy nông
    Ngày thứ 7 tình nguyện - Hãy làm sạch biển

    Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5-6), sáng ngày 6-6, tại bãi biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, Đoàn thanh niên Báo Thanh Hóa phối hợp với Đoàn thanh niên Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Đoàn Thanh niên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Nam Thanh Hóa (Agribank Nam Thanh Hóa) tổ chức chương trình “Ngày thứ 7 tình nguyện - Hãy làm sạch biển”.

  • 1 ngày “tuần kênh” cùng công nhân thủy nông
    Những con kênh, dòng sông đang “chết”

    Sự xuất hiện của hàng loạt nhà máy, xí nghiệp lớn nhỏ, các khu dân cư đông đúc cùng với ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân chưa cao đã làm cho những con sông, kênh nước trên địa bàn tỉnh đang có nguy cơ bị “khai tử”, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân...

  • 1 ngày “tuần kênh” cùng công nhân thủy nông
    Vi phạm trên các công trình thủy lợi - cần làm rõ trách nhiệm

    Thời gian gần đây, nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang bị lấn chiếm, gây ách tắc và ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng lớn tới khả năng tưới tiêu cho sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân, trong khi đó các lực lượng chức năng cũng như chính quyền các địa phương chưa có sự phối hợp, vào cuộc mạnh mẽ.


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]