(Baothanhhoa.vn) - Đoàn công tác của Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do Tiến sĩ (TS) Lương Viết Sang, Phó Viện trưởng vừa có buổi nghiên cứu và khảo sát thực tế về những vấn đề thực tiễn xây dựng kinh tế biển ở huyện Hậu Lộc.

Đoàn công tác Viện Lịch sử Đảng khảo sát thực tiễn xây dựng kinh tế biển ở Hậu Lộc

Đoàn công tác của Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do Tiến sĩ (TS) Lương Viết Sang, Phó Viện trưởng vừa có buổi nghiên cứu và khảo sát thực tế về những vấn đề thực tiễn xây dựng kinh tế biển ở huyện Hậu Lộc.

Đoàn công tác Viện Lịch sử Đảng khảo sát thực tiễn xây dựng kinh tế biển ở Hậu Lộc

Toàn cảnh buổi làm việc.

Tiếp và làm việc với đoàn, về phía tỉnh có các đồng chí: Trần Bình Quân, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch hội Nông dân tỉnh; Phạm Văn Tuấn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Về phía huyện Hậu Lộc có các đồng chí: Phạm Thị Hường, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ; Trịnh Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện; đại diện lãnh đạo các phòng, ban liên quan.

Tại buổi làm việc, đại diện UBND huyện Hậu Lộc đã báo cáo khái quát tình hình phát triển kinh tế biển trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2023. Theo đó, Hậu Lộc là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hoá, điều kiện tự nhiên đa dạng, giàu tiềm năng với 3 vùng sinh thái kinh tế: Vùng đồi, vùng đồng bằng chủ yếu là phù sa và vùng ven biển.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân của huyện đạt trên 14%. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản giảm từ 30% (năm 2020) còn 29,23% (năm 2023).

Tổng sản lượng thủy sản bình quân đạt 48.000 tấn/năm, giá trị toàn ngành đạt 1.500 tỷ đồng. Trong đó, diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.855 ha (nước ngọt 735 ha, nước lợ 550 ha, nước mặn 570 ha). Toàn huyện có 635 tàu cá. Tính đến nay có 133 tổ đoàn kết, với 431 tàu cá và 2.221 lao động.

Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kinh tế biển tại Hậu Lộc còn một số khó khăn như cường độ, tần suất bão lớn gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất và đời sống Nhân dân ở vùng ven biển. Nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm do cường lực khai thác vượt quá trữ lượng nguồn lợi thủy sản. Huy động nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế biển đạt kết quả chưa cao do thiếu cơ chế khuyến khích đầu tư…

Huyện Hậu Lộc đề ra nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế biển từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đó là tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu có dư địa để phát triển như: đẩy mạnh phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản, công nghiệp ven biển; từng bước kết nối hình thành du lịch sinh thái, tâm linh ven biển.

Đoàn công tác Viện Lịch sử Đảng khảo sát thực tiễn xây dựng kinh tế biển ở Hậu Lộc

Đoàn công tác thăm dự án đập Kexim tại xã Đa Lộc.

Tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn đã trao đổi, đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng kinh tế biển ở Hậu Lộc như cần có cơ chế, hỗ trợ giao đất làm trụ sở cho hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện; quy hoạch các diện tích đất bờ vùng bờ thửa theo đúng lộ trình đã đề ra; có chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế biển gắn với các khu tâm linh trên địa bàn huyện. Huyện cần có cơ chế thu hút đầu tư, các nguồn lực, hỗ trợ vốn vay, hỗ trợ sản xuất đào tạo nhân lực. Về vấn đề khai thác cần bảo vệ môi trường trong quá trình đánh bắt và chế biến thủy hải sản; các phương tiện khi không đi khai thác, huyện cần có chính sách hỗ trợ để đảm bảo cho ngư dân có mức thu nhập ổn định…

Làm việc với đoàn công tác, các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện, đại diện các phòng, ban chức năng đã cung cấp thông tin, làm rõ những nội dung mà các thành viên trong đoàn công tác đã nêu. Đồng thời chia sẻ nhiều kinh nghiệm, cách làm của Hậu Lộc trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển cũng như những khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế biển. Huyện Hậu Lộc mong muốn cán bộ, giảng viên Viện Lịch sử Đảng xem xét, có ý kiến và báo cáo với các cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế biển trên địa bàn, giúp huyện có các giải pháp để phát huy được tiềm năng, lợi thế, từ đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của tỉnh.

Đoàn công tác Viện Lịch sử Đảng khảo sát thực tiễn xây dựng kinh tế biển ở Hậu Lộc

Đoàn công tác thăm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Hòa Lộc.

Thay mặt đoàn công tác, TS. Lương Viết Sang cảm ơn sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện Hậu Lộc đã dành thời gian tiếp và làm làm việc với đoàn. Đoàn được lắng nghe, trao đổi nhiều vấn đề thực tiễn, của địa phương trong phát triển kinh tế biển. Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế đoàn cũng có thêm những dữ liệu cần thiết và nhiều kinh nghiệm quý để vận dụng trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao cũng như kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền có các cơ chế, chính sách trong phát triển kinh tế biển.

Nhân dịp này đoàn công tác đã đi thăm một số địa điểm di tích lịch sử cách mạng và các mô hình phát triển kinh tế biển trên địa bàn huyện Hậu Lộc.

Thảo Nguyên


Thảo Nguyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]