Định vị mô hình phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ mới
Nhằm xác định rõ mục tiêu phấn đấu, tập trung mọi nguồn lực và tạo động lực cho sự phát triển, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn mô hình “5 nhất, 4 trụ cột phát triển và 5 định hướng đổi mới”.
Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa.
Là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học của địa phương có diện tích lớn, dân số đông, giàu truyền thống văn hóa, cách mạng; có đội ngũ cán bộ đông đảo; nơi khởi phát của nhiều phong trào, mô hình, điển hình..., những năm qua, bám sát định hướng của Trung ương, từ thực tiễn của địa phương và nhà trường; nhằm xác định rõ mục tiêu phấn đấu, tập trung mọi nguồn lực và tạo động lực cho sự phát triển, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn mô hình “5 nhất, 4 trụ cột phát triển và 5 định hướng đổi mới”.
5 nhất: (1) Có thể chế phát triển đồng bộ và hoàn thiện nhất; (2) Đội ngũ có đủ phẩm chất, năng lực, có khả năng thích ứng tốt nhất với việc mới, việc khó; (3) Có quy mô đào tạo, bồi dưỡng lớn và chất lượng tốt nhất; (4) Công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu khoa học phát triển toàn diện nhất; (5) Có môi trường giáo dục giàu tính Đảng nhất. 4 trụ cột phát triển: (1) Nâng cao chất lượng hoạt động là trung tâm; (2) Đổi mới quản trị là then chốt; (3) Đổi mới phương pháp dạy - học, thi, kiểm tra, đánh giá là đột phá; (4) Xây dựng môi trường kỷ cương, thân thiện, giàu tính Đảng và phát triển đội ngũ tiêu biểu về phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. 5 định hướng đổi mới: (1) Chuyển nhận thức từ người thầy là trung tâm sang học viên là trung tâm, nhà trường là nền tảng, giảng viên là động lực; (2) Chuyển từ dạy - học thụ động sang dạy - học chủ động theo phương châm dạy - học: hiểu, vận dụng và xử trí; (3) Chuyển từ dạy - học kiến thức sang phát triển phẩm chất, năng lực; (4) Chuyển từ đánh giá điểm số sang đánh giá quá trình; (5) Chuyển từ quản lý hành chính sang quản trị kiến tạo và phục vụ. |
Sau 10 năm (2014-2024) thực hiện mô hình, đến nay Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa đã đạt gần 90% chỉ tiêu của trường chuẩn mức 2. Đặc biệt, từ trong quá trình xây dựng và thực hiện mô hình, nhà trường đã tạo ra những chuyển động tích cực: (1) Từ thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sang thực hiện đồng bộ 2 chức năng: đào tạo, bồi dưỡng và tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học; (2) Đội ngũ cán bộ, giảng viên được trẻ hóa, chuẩn hóa, có đủ phẩm chất, năng lực của nhà giáo, nhà khoa học, nhà quản lý; (3) Chuyển mạnh từ đào tạo lý luận là chủ yếu sang bồi dưỡng cập nhật kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý theo chức danh và vị trí việc làm; (4) Chuyển từ nghiên cứu tìm hiểu sang nghiên cứu tổng kết, cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý; (5) Chuyển từ phong trào thi đua dạy - học tốt thành phong trào thi đua 5 tốt “nghiên cứu tốt, tham mưu tốt, quản trị tốt, dạy - học tốt và tư vấn tốt”.
Dấu ấn nổi bật nhất của nhà trường là từ một mô hình trung tâm đã xây dựng được nhiều mô hình đổi mới sáng tạo vì học viên với nhiều giá trị cốt lõi, đề cao vị thế là chủ và vai trò làm chủ trong học tập, rèn luyện tiếp thu tri thức, phát triển phẩm chất, năng lực của học viên; yêu thương học viên; định hướng cách thức và tạo động lực cho học viên phấn đấu từ những học viên bình thường trở thành học viên gương mẫu, từ những tập thể lớp bình thường trở thành những tập thể kiểu mẫu. Một nhà trường đạt chuẩn kiểu mẫu phải bắt đầu từ những học viên gương mẫu và tập thể lớp kiểu mẫu.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương trao bằng và biểu trưng công nhận Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đạt chuẩn mức 1 (năm 2023).
Thực tiễn xây dựng mô hình đã giúp nhà trường tổng kết được nhiều kinh nghiệm: (1) Bám sát vào định hướng của Trung ương và từ thực tiễn của địa phương để lựa chọn mô hình phát triển phù hợp, huy động được tối đa mọi nguồn lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả mọi hoạt động và hình ảnh, vị thế của Nhà trường; (2) Quyết tâm cao, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt, sáng tạo, hiệu quả trong tổ chức thực hiện, đặc biệt tạo ra sự gắn kết giữa các chủ thể, hoạt động và nguồn lực, tập trung giải quyết những vấn đề trước mắt và lâu dài; toàn diện và có trọng tâm, trọng điểm; bao quát và sâu sát cụ thể để trong cùng một thời gian hoàn thành được nhiều chỉ tiêu, tạo ra nhiều sản phẩm vượt trước,vượt trội. (3) Bám sát thực tiễn, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong tháo gỡ điểm nghẽn; coi trọng dân chủ và kỷ cương, hiệu quả thực tế. Đặc biệt coi trọng việc xây dựng mô hình, điển hình, kịp thời tổng kết, hoàn thiện và lan tỏa giá trị tốt đẹp đến các địa phương và các trường trong hệ thống.
Bước vào thời kỳ mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển thu nhập cao [1], Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tỉnh phát triển toàn diện, kiểu mẫu [2], đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất 4 kiên định [3]; tinh thần 7 dám [4]; và 4 giỏi [5]; đồng thời, trước yêu cầu xây dựng trường chính trị sớm đạt chuẩn mức 2 vào năm 2025 và xây dựng Trường Chính trị Thanh Hóa đạt chuẩn kiểu mẫu đã và đang đặt ra cho nhà trường nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện mô hình phát triển phù hợp với “5 trọng tâm, 4 trụ cột, 5 định hướng đổi mới”.
5 trọng tâm: (1) Xây dựng thể chế, thiết chế giáo dục kiểu mẫu của Đảng ở địa phương (thể chế phát triển đồng bộ; hạ tầng hiện đại; quản trị thông minh, kiến tạo); (2) Gắn kết với đơn vị/địa phương/cơ sở và chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực, uy tín cho đội ngũ cán bộ; (3) Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học cung cấp luận cứ phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý và xây dựng chủ trương, chính sách cho cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; (4) Phát huy vai trò nòng cốt trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; địa chỉ đỏ ươm trồng những phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ, cái nôi để rèn luyện tính Đảng, văn hóa Đảng (5) Phát huy vai trò của Trường chuẩn trong nhóm các trường dẫn đầu trong tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ, kết nối có hiệu quả với các trường trong và ngoài hệ thống. 4 trụ cột: (1) Nâng cao chất lượng là trung tâm; (2) Đổi mới quản trị là then chốt; (3) Đổi mới phương pháp nghiên cứu, tham mưu, tư vấn, dạy - học, thi, kiểm tra đánh giá là đột phá; (4) Tăng cường hợp tác,mở rộng không gian phát triển, xây dựng môi trường văn hóa giàu tính đảng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. 5 định hướng đổi mới: (1) Chuyển nhận thức từ người thầy là trung tâm sang học viên là trung tâm, Nhà trường là nền tảng, giảng viên là đồng hành và thực tiễn là động lực; (2) Chuyển từ dạy học kiến thức là chủ yếu sang phát triển phẩm chất, năng lực; (3) Chuyển từ nghiên cứu tìm hiểu sang nghiên cứu tổng kết, tham mưu và tư vấn; (4) Chuyển từ đánh giá điểm số sang gắn kết giữa đánh giá điểm số, quá trình và sản phẩm trong học tập và rèn luyện; (5) Chuyển từ quản lý hành chính sang quản trị thông minh, kiến tạo và phụng sự. |
Quá trình thực hiện mô hình này cần đảm bảo “4 kiên định” [6], đồng thời gắn kết giữa đào tạo, bồi dưỡng với tổng kết thực tiễn và nghiên cứu, nghiên cứu khoa học; giữa nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn; giữa quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ; giữa quy mô và chất lượng; giữa sự phát triển của nhà trường với các địa phương/đơn vị/cơ sở và các trường trong hệ thống. Tư tưởng phát triển tổng thể là đồng bộ, toàn diện, chuyên nghiệp, hiện đại, kiểu mẫu. Nguồn lực phát triển là phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, thúc đẩy mạnh mẽ ngoại lực trở thành nội lực. Động lực phát triển là phát huy các giá trị truyền thống, phát huy dân chủ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và phát triển hệ sinh thái nghiên cứu - đào tạo, bồi dưỡng - tư vấn - tổng kết - chuyển giao,nhân rộng. Nhân tố quyết định là phát huy vai trò chủ động, năng động sáng tạo, tiền phong, gương mẫu của cán bộ, giảng viên và học viên nhà trường.
Mô hình và mục tiêu phát triển của nhà trường trong thời kỳ mới là rất tốt đẹp nhưng lâu dài và gian khó, đòi hỏi phải khơi dậy được khát vọng cống hiến; tinh thần kiên định; dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thách thức, dám hành động vì lợi ích chung của các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên.
Đặc biệt, phải chủ động sáng tạo hơn nữa trong nghiên cứu cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh, đặc biệt là Kết luận số 46-TB/TW ngày 18/10/2024 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Kết luận 729-KL/TU ngày 14/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển Trường Chính trị đến năm 2025 định hướng đến năm 2030; kết nối, huy động tối đa mọi nguồn lực; chủ động thích ứng, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy sự phát triển đồng bộ, toàn diện, chuyên nghiệp, hiện đại, kiểu mẫu.
Định vị mô hình phát triển là để trân trọng biết ơn sự quan tâm của Trung ương, của cấp ủy, chính quyền, các ban, sở, ngành, địa phương trong tỉnh; là ghi nhận sự nỗ lực cống hiến của các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên Nhà trường; là kết tinh trí tuệ của quá khứ và hiện tại; là khẳng định vị thế và trách nhiệm của thế hệ hôm nay trên hành trình kế thừa, phát huy, phát triển; là tầm nhìn về tương lai tươi sáng để cùng khơi dậy khát vọng vươn lên chung xây môi trường đáng sống, sự nghiệp đáng yêu, quan hệ đáng thân, tương lai đáng tin và cuộc đời đáng cống hiến, quyết tâm xây dựng trường Chính trị Thanh Hoá trở thành trường chuẩn kiểu mẫu trong nhóm các trường dẫn đầu cả nước, góp phần xây dựng Thanh Hoá trở thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Bác Hồ kính yêu từng căn dặn!
Lương Trọng Thành
Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa
---------------------------------
[1] Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.
[2] Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 05/08/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
[3] [6] 4 kiên định: (1) Kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; (2) Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với CNXH; (3) Kiên định lý luận về sự nghiệp đổi mới và các nguyên tắc xây dựng Đảng; (4) Kiên định 6 giá trịchuẩn mực và phát huy bản sắc văn hóa trường đảng trong tổ chức và mọi hoạt động của Nhà trường.
[4] 7 dám: dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn thách thức, dám hành động vì lợi ích chung.
[5] 4 giỏi: cụ thể hóa chủ trương đường lối; kết nối huy động nguồn lực; điều chỉnh thích ứng, đổi mới sáng tạo; thúc đẩy sự phát triển.
- 2024-11-16 13:47:00
Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh chú trọng công tác kiểm tra, giám sát
- 2024-11-16 13:44:00
Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo
- 2024-11-15 15:23:00
Đảng bộ huyện Hà Trung chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa vi phạm
Làm tốt công tác chăm lo cho lao động nữ
Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động
Hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ở Hoằng Hóa
Nâng cao nghiệp vụ công tác tổ chức, văn phòng cấp ủy phục vụ Đại hội Đảng các cấp
Kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống Đảng bộ TP Thanh Hóa (15/11/1945-15/11/2024): Xứng đáng là “trái tim” của cả tỉnh
Đừng yêu nước kiểu mù quáng
Phát huy vai trò người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Quan Sơn
Xác định địa điểm thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên huyện Cẩm Thủy và thông qua bản thảo lần 1 cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Cẩm Thủy, giai đoạn 1946 - 2025”
Dấu ấn những thành tựu