Điều chỉnh lộ trình tăng học phí: Giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên
Việc điều chỉnh lộ trình tăng học phí như Nghị định 97/NĐ-CP mà Chính phủ mới ban hành được đánh giá là phù hợp với thực tiễn, giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên.
Học sinh Trường THPT Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục (Nghị định 97).
Việc ban hành Nghị định này nhằm điều chỉnh lộ trình tăng học phí phù hợp với tình hình thực tiễn.
Học phí đã giữ ổn định 3 năm học
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mặc dù Nghị định 97 được Chính phủ chỉ đạo xây dựng, ban hành theo trình tự thủ tục rút gọn, tuy nhiên trong quá trình xây dựng văn bản, các bộ, ngành đã phối hợp chặt chẽ, xin ý kiến nhiều tập thể, cá nhân để tính toán, đánh giá kỹ lưỡng tác động của việc điều chỉnh học phí.
Cụ thể như: tác động của việc điều chỉnh học phí đến chỉ số giá tiêu dùng CPI và ngân sách nhà nước; đảm bảo thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục-đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 và duy trì nguồn lực để các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất trong điều kiện nguồn lực nhà nước đầu tư hạn chế, ngân sách chi thường xuyên bị cắt giảm hằng năm; có các chính sách miễn, giảm học phí cho đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Lý giải về việc ban hành Nghị định 97, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ để đảm bảo lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân để áp dụng từ năm học 2021-2022.
Mức học phí năm học 2021-2022 bằng mức học phí năm học 2020-2021, từ năm học 2022-2023, mức trần học phí tăng theo lộ trình hằng năm.
Tuy nhiên, để chia sẻ khó khăn với phụ huynh và học sinh do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 165/2022/NQ-CP đề nghị các cơ sở giáo dục công lập giữ ổn định mức học phí năm học 2022-2023 bằng mức học phí năm học 2021-2022. Như vậy, mức học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã giữ ổn định qua 3 năm học (2020-2021, 2021-2022 và 2022-2023).
Năm học 2023-2024, nếu không có quy định mới, mức học phí sẽ áp dụng theo mức trần học phí quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Mức thu học phí sẽ tăng khá cao so với mức học phí năm học 2022-2023. Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 81/2021/NĐ-CP để điều chỉnh lộ trình học phí phù hợp.
Mức tăng học phí đại học thấp hơn so với lộ trình
Nghị định số 97/2023/NĐ-CP được ban hành để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, với việc điều chỉnh lộ trình học phí như sau: giữ ổn định học phí từ năm học 2023-2024 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông bằng mức học phí năm học 2021-2022; lùi lộ trình học phí của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập 1 năm so với quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP (tức là học phí năm học 2023-2024 tăng so với học phí năm học 2022-2023 nhưng mức tăng thấp hơn so với lộ trình quy định tại Nghị định 81) để phù hợp với điều kiện thực tiễn và giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên.
Các chính sách miễn, giảm học phí được quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP tiếp tục được giữ nguyên để hỗ trợ cho các đối tượng chính sách và có điều kiện khó khăn.
Về chính sách miễn học phí, đối với người học tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, Nghị định quy định miễn học phí cho 19 nhóm đối tượng ưu tiên. Hiện nay, đã miễn học phí đối với toàn bộ học sinh tiểu học công lập, trẻ em mầm non 5 tuổi ở thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; học sinh Trung học Cơ sở ở thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định.
Về chính sách giảm học phí, Nghị định quy định giảm 70% học phí đối với trẻ em, học sinh phổ thông là người dân tộc thiểu số ở thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; giảm 50% học phí đối với trẻ em, học sinh phổ thông thuộc hộ cận nghèo.
Về chính sách hỗ trợ chi phí học tập, Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định hỗ trợ 150.000 đồng/học sinh/tháng (tương đương 1.350.000 đồng/năm) để mua sắm sách vở, đồ dùng học tập cho các đối tượng: mồ côi cả cha lẫn mẹ; khuyết tật; thuộc hộ nghèo; ở thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10. (Nguồn: TTXVN)
Đối với người học tại cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định miễn học phí cho sinh viên khuyết tật, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; sinh viên học chuyên ngành Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh; sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học chuyên ngành lao, phong, tâm thần, giám định pháp y, pháp y tâm thần và giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước; sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại Nghị định 57/2017/NĐ-CP; Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ; Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục Nghề nghiệp.
Nghị định 81/2021/NĐ-CP cũng quy định giảm 70% học phí cho học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù, một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Hiện nay, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP, học sinh, sinh viên còn được hưởng các chính sách hỗ trợ như: chính sách tín dụng sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 và Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg ngày 23/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh sinh viên; chế độ học bổng khuyến khích học tập, học bổng chính sách (Quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục); học bổng chính sách trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tại Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21/12/2001.
Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng thể, xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 81/2021/NĐ-CP để xác định lộ trình học phí phù hợp, đảm bảo thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục-đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII và quy định về tự chủ tài chính.
Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục rà soát, đảm bảo chính sách miễn, giảm học phí cho các đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo việc tiếp cận bình đẳng trong giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; chính sách phổ cập giáo dục, phân luồng ở cấp phổ thông./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-13 16:49:00
Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn trao 196 suất học bổng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
-
2024-12-13 12:23:00
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
-
2024-01-02 09:39:00
Chính phủ “chốt” lùi lộ trình tăng học phí năm học 2023-2024
Một năm nhiều “trái ngọt”
Bộ GD-ĐT công bố 17 đề thi minh họa Kỳ thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Ngành Giáo dục nghiêm cấm biếu quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức
Như Thanh phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động
PTE 30 có khó không? Tương đương IELTS bao nhiêu? PTE Life
Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT đề xuất phương án biên soạn SGK trong năm 2025
Hiệu quả đào tạo nghề theo hướng liên kết
Bộ GD-ĐT đưa chứng chỉ Vstep vào danh mục miễn thi Tốt nghiệp THPT Ngoại ngữ
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Sẽ bổ sung các vật dụng cấm mang vào phòng thi