(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây nghề trồng nấm ở TP Thanh Hóa đã có bước phát triển tích cực. Từ năm 2018, sau khi được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP Thanh Hóa chuyển giao kỹ thuật, gia đình ông Lê Văn Năm ở phố 2, phường Thiệu Khánh đã bắt tay vào sản xuất nấm và mộc nhĩ theo quy trình khép kín. Ngay từ năm đầu tiên thực hiện mô hình, ông đã sản xuất được hơn 10 vạn nấm sò, nấm linh chi, mộc nhĩ, thu được gần 30 tấn sản phẩm; đồng thời cung cấp hơn 4.000 túi giống nấm cho các hộ sản xuất trong tỉnh. Ngoài ra, ông còn thực hiện liên kết sản xuất với Nhà máy Chế biến nấm xuất khẩu Nam Tiến (Hải Dương) để tạo chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nấm.

Đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm từ nấm trên địa bàn TP Thanh Hóa

Những năm gần đây nghề trồng nấm ở TP Thanh Hóa đã có bước phát triển tích cực. Từ năm 2018, sau khi được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP Thanh Hóa chuyển giao kỹ thuật, gia đình ông Lê Văn Năm ở phố 2, phường Thiệu Khánh đã bắt tay vào sản xuất nấm và mộc nhĩ theo quy trình khép kín. Ngay từ năm đầu tiên thực hiện mô hình, ông đã sản xuất được hơn 10 vạn nấm sò, nấm linh chi, mộc nhĩ, thu được gần 30 tấn sản phẩm; đồng thời cung cấp hơn 4.000 túi giống nấm cho các hộ sản xuất trong tỉnh. Ngoài ra, ông còn thực hiện liên kết sản xuất với Nhà máy Chế biến nấm xuất khẩu Nam Tiến (Hải Dương) để tạo chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nấm.

Đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm từ nấm trên địa bàn TP Thanh HóaMô hình trồng nấm của người dân phường Đông Hải (TP Thanh Hóa) đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Năm chia sẻ: “Trước đây, nhiều lần tôi có ý định bỏ cuộc do chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm, nhưng từ năm 2020, khi được Nhà máy Chế biến nấm xuất khẩu Nam Tiến liên kết và bao tiêu sản phẩm thì trung bình mỗi năm cơ sở xuất bán ra thị trường khoảng 40 tấn, với giá bán 35.000 đồng/1kg (sỉ) và 40 nghìn/1kg (lẻ), thị trường tiêu thụ chủ yếu là Hà Nội, Thanh Hóa, Hải Dương.

Cũng là một trong những mô hình được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP Thanh Hóa hỗ trợ chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hiện nay cơ sở sản xuất nấm, mộc nhĩ hữu cơ của chị Lê Ái Như ở phố Ái Sơn 1, phường Đông Hải mỗi năm thu hoạch được 26 tấn nấm sò, 8 tạ nấm linh chi, 10 tấn mộc nhĩ, thu lợi nhuận khoảng gần 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, cơ sở của chị Như còn tự sản xuất các loại giống nấm sò, mộc nhĩ, nấm linh chi để cung ứng cho các trại trồng nấm vệ tinh; đồng thời, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trồng nấm cho chủ các trại nấm vệ tinh. Sản phẩm của các trại vệ tinh này sẽ được chị đứng ra thu mua toàn bộ theo giá thị trường. Với cách làm nói trên, không những liên kết được các hộ sản xuất nấm nhỏ lẻ mà mô hình của chị còn có sức lan tỏa lớn khi nhiều địa phương trong tỉnh đã tổ chức cho nông dân đến tham quan học tập.

Theo Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP Thanh Hóa Hà Huy Trinh: Để có sản phẩm thường xuyên cung cấp cho thị trường và tránh tình trạng nhiều hộ cùng thu hoạch dẫn đến khó tiêu thụ, các hộ dân đã liên kết với nhau thành một nhóm để hỗ trợ nhau trong sản xuất. Hiện việc phát triển sản xuất nấm vẫn đang tiếp tục được duy trì và mở rộng ra các địa phương khác trong tỉnh.

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]