Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Việc tổ chức, triển khai đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đã được các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh chú trọng nhằm trang bị kiến thức khoa học, kỹ năng nghề, góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.
Người lao động tham gia học nghề may tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Cẩm Thủy.
Xác định nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề; đồng thời, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề. Bên cạnh đó, khuyến khích, huy động các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động sau khi học nghề. Ngoài ra, các địa phương đã tập trung đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề gắn với các ngành nghề truyền thống của địa phương, như: Đan cói, dệt chiếu, mây tre đan và du nhập thêm một số ngành nghề mới như mộc, cơ khí, may mặc... nhằm khai thác hiệu quả nguồn nhân lực tại chỗ... Khi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) như: Giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; XDNTM, các địa phương đều được Nhà nước hỗ trợ kinh phí để đào tạo nghề cho người lao động.
Kết quả, giai đoạn 2021-2024, các cơ sở đào tạo nghề nghiệp đã tuyển sinh và đào tạo nghề ước đạt gần 335.000 lượt người, tăng 6,34% so với giai đoạn 2016-2020; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, tăng 4% so với năm 2021, trong đó 30% có bằng cấp, chứng chỉ; toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho khoảng 239.000 lượt lao động (trung bình mỗi năm có thêm 62.000 lao động được giải quyết việc làm mới), vượt 8,8% so với kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2021-2025... Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dự kiến xuống còn 2,5% vào cuối năm 2025, tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn giảm xuống còn 5,5%.
Bên cạnh đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở GDNN triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình MTQG. Sở đã tham mưu cho HĐND, UBND tỉnh phân bổ hơn 90 tỷ đồng nguồn vốn sự nghiệp từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho 11 cơ sở GDNN để cải tạo, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị dạy nghề; đồng thời, phân bổ nguồn vốn đầu tư hơn 80 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cho 2 cơ sở GDNN để tổ chức triển khai thực hiện. Ngoài ra, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho 122 lao động giúp duy trì việc làm với tổng số tiền hỗ trợ là 549 triệu đồng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn chưa được quan tâm đúng mức. Người lao động chưa nhận thức, đánh giá được vai trò của học nghề để tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, có tâm lý ngại đi học nghề. Ở một số địa phương, việc xác định nghề nông nghiệp để đào tạo chưa xuất phát từ quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch XDNTM và yêu cầu làm nông nghiệp tiên tiến, hiện đại gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thu nhập từ một số nghề tiểu thủ công nghiệp chưa cao, mới chỉ ở mức độ giải quyết việc làm trong thời gian nông nhàn góp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động...
Trưởng Phòng GDNN (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) Trịnh Thị Minh Hường cho rằng: Đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn không phải chỉ hướng đến giải quyết lao động dôi dư trong nông nghiệp, tạo việc làm, giảm nghèo, thực hiện chính sách xã hội, mà đây là quá trình tạo ra nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn hiện đại, sản xuất lớn, khoa học công nghệ cao và hội nhập quốc tế. Điều đó cần đến cách nhìn nhận nhằm tiếp tục thay đổi tư duy trong đào tạo nghề và các giải pháp tích cực, đồng bộ từ doanh nghiệp, địa phương và cả sự nỗ lực của bản thân người lao động.
Bài và ảnh: Trần Hằng
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:12:00
Nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông ở TP Thanh Hóa
-
2024-11-21 14:18:00
Như Thanh nỗ lực chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số
-
2024-10-13 14:28:00
Nhân Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam 14/10): Đồng hành cùng nông dân xây dựng sản phẩm OCOP
Hội thảo xây dựng trường học hạnh phúc
Trao học bổng và quà tặng cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn ở Nga Sơn
Nỗ lực đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nền nếp (Bài cuối): Hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững
Giới thiệu mô hình sinh kế hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người
Quảng Xương: Tiếp nhận trên 9,5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo
Những con đường từ lòng dân, sức dân
Thọ Xuân khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Quan Sơn quan tâm xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách
Tăng đãi ngộ là cần thiết, nhưng không tạo ra phản ứng ngược