(Baothanhhoa.vn) - Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện”, trọng tâm là thực hiện cuộc vận động “Người dân thành phố nói lời hay, làm việc tốt, hành động thân thiện” là 1 trong 3 chương trình trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Thanh Hóa lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025. Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện, diện mạo thành phố ngày càng khang trang, hiện đại, sạch đẹp; con người thành phố hành xử thân thiện, lịch sự, văn minh, tạo ra giá trị mới trong phát triển.

Dấu ấn nửa nhiệm kỳ xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện

Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện”, trọng tâm là thực hiện cuộc vận động “Người dân thành phố nói lời hay, làm việc tốt, hành động thân thiện” là 1 trong 3 chương trình trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Thanh Hóa lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025. Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện, diện mạo thành phố ngày càng khang trang, hiện đại, sạch đẹp; con người thành phố hành xử thân thiện, lịch sự, văn minh, tạo ra giá trị mới trong phát triển.

Dấu ấn nửa nhiệm kỳ xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiệnTổ dân phố 2 (phường Ba Đình) làm “thùng rác hộ gia đình” phát đến từng hộ dân để cùng nhau gìn giữ vệ sinh môi trường.

Bắt đầu từ cơ sở, chương trình “Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện” được thực hiện một cách nghiêm túc và bài bản. Phường Ba Đình là điểm sáng trong triển khai thực hiện cuộc vận động. Đây là cuộc vận động rộng lớn, toàn diện, liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nên phường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng đến xây dựng hình ảnh, cốt cách người dân Ba Đình văn minh, thân thiện. Để đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu, mỗi tổ chức đoàn thể, mỗi tổ dân phố đều đăng ký một mô hình cụ thể để lượng hóa những việc cần làm. Tại trụ sở UBND phường và 8/8 nhà văn hóa phố đều gắn biển thực hiện 11 nội dung thông điệp của cuộc vận động. Biển “Người dân TP Thanh Hóa nói lời hay, làm việc tốt, hành động thân thiện” cũng được gắn trước nhà mỗi gia đình. Đồng chí Phạm Việt Phương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Ba Đình cho biết: “Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện, ý thức của người dân đã thay đổi rõ rệt, tình trạng vi phạm theo đó cũng giảm đi đáng kể, người dân không còn đối phó mà đã tự giác hơn trong việc chấp hành các quy định về trật tự đô thị của phường và thành phố. Lối giao tiếp, ứng xử của người dân cũng thân thiện, hòa nhã hơn, mọi người sống với nhau nghĩa tình, nhân ái, thường xuyên chia sẻ, tương trợ, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn”.

Nhiều người dân xứ Thanh trở về sau thời gian dài xa quê thực sự ngỡ ngàng trước vóc dáng mới của thành phố. Các khu dân cư lụp xụp với hạ tầng thấp kém, các vùng ven đô đã trở thành những khu dân cư mới đồng bộ, hiện đại, mang đến sự phát triển cân đối cho thành phố. Nhiều tuyến đường lớn kết nối các vùng kinh tế trọng điểm trong và ngoài tỉnh được đầu tư xây dựng; các tuyến đường nội thành, ngoại thành cũng được chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng; các “nút thắt”, các điểm nghẽn về giao thông được tập trung giải quyết. Để có diện mạo mới như hôm nay, thành phố đã tập trung cho công tác lập và quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng. Nửa nhiệm kỳ thực hiện, thành phố đã tham vấn với các sở, ngành cấp tỉnh 262 văn bản về quy hoạch, điều chỉnh chủ trương đầu tư; phê duyệt điều chỉnh, điều chỉnh cục bộ 25 đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Cùng với đó, thành phố đã đầu tư và hoàn thành 163 dự án; Nhân dân các phường, xã đã hiến 8.520 m2 đất ở, 6.300 m2 đất nông nghiệp, đóng góp 8,6 tỷ đồng để mở rộng, nâng cấp đường giao thông. Thành phố cũng ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các dự án hạ tầng trọng điểm, tạo động lực cho phát triển và thu hút đầu tư, bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa các phường, xã.

Thật khó để khẳng định thành phố văn minh nếu vẫn tồn tại những hình ảnh nhếch nhác, tạm bợ của các chợ cóc, chợ tạm. Bởi vậy, quyết tâm lập lại trật tự đô thị, UBND thành phố đã ban hành 12 phương án và tổ chức nhiều đợt ra quân xóa bỏ các điểm kinh doanh tự phát, chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè; xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ; sắp xếp vị trí đậu đỗ ô tô, xe máy tại các tòa nhà chung cư và một số tuyến đường trung tâm; thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm về quy hoạch, vệ sinh môi trường. Nửa nhiệm kỳ qua, thành phố đã ban hành 138 quyết định xử phạt vi phạm hành chính; 13 quyết định buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; 11 quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Trong công tác vệ sinh môi trường, các địa phương duy trì lịch tổng dọn vệ sinh vào thứ 7 hàng tuần; đồng thời thường xuyên đôn đốc, giám sát các đơn vị dịch vụ công ích thu gom, vận chuyển rác kịp thời, không để tồn đọng. Các lực lượng chức năng phối hợp với các phường, xã xử lý các điểm đổ đất, đá thải không đúng quy định; dựng hàng rào, biển báo cấm đổ đất, đá thải và xử lý nghiêm các trường hợp chở vật liệu rơi vãi xuống lòng đường. Qua đó, công tác trật tự đô thị, trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Hơn 2 năm qua, thành phố đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, cuộc vận động nhằm xây dựng hình ảnh người dân thành phố “thân thiện, văn minh, mến khách”. Trong đó, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; phong trào xây dựng tập thể, cá nhân kiểu mẫu; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất. Năm 2021, thành phố có 77.040 gia đình được công nhận gia đình văn hóa, 254/311 phố, thôn được công nhận khu dân cư văn hóa; năm 2022, có 77.966 gia đình được công nhận gia đình văn hóa; 263/311 phố, thôn được công nhận khu dân cư văn hóa (vượt chỉ tiêu tỉnh giao). Trong 2 năm qua, đã kiểm tra và xét đề nghị công nhận 72/145 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa lần đầu; có 29 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa giai đoạn; kiểm tra, thẩm định 3 phường đạt chuẩn văn minh đô thị, nâng tổng số phường đạt chuẩn văn minh đô thị lên 22 đơn vị; có 76/204 phường, xã, cơ quan, đơn vị được công nhận kiểu mẫu (đạt 37,2%), vượt chỉ tiêu nghị quyết đại hội đề ra đến năm 2025 đạt 35%.

Việc xây dựng con người thành phố là những công dân thân thiện, văn minh, lịch sự được bắt đầu từ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở công sở, doanh nghiệp và đặc biệt là Nhân dân ở địa bàn dân cư. Vẻ thân thiện của người thành phố được thể hiện từ lối giao tiếp cởi mở, ứng xử hòa nhã; là nụ cười của người dân thành phố với khách du lịch; là giữa người với người không có khoảng cách... Hình ảnh người dân thành phố nói lời hay, làm việc tốt, cử chỉ thân thiện ngày càng được nhân rộng. Tại nơi công cộng, việc thờ ơ, vô cảm với người yếu thế chỉ còn là hiện tượng cá biệt; các điểm đông người như nhà ga, công viên, trung tâm thương mại hầu hết người dân đã gìn giữ vệ sinh chung, có ý thức nhường nhịn, giúp đỡ những người khuyết tật, người già, trẻ nhỏ... Tại khu dân cư, tình đoàn kết, gắn bó cộng đồng được bồi đắp. Việc tự nguyện thay tấm đan bị hỏng; cắm cây, thắp điện sáng báo hiệu ổ gà, chướng ngại vật, các hố ga mất nắp trên đường; đóng góp kinh phí chỉnh trang đô thị đến cùng nhau ăn bữa cơm ngày Đại đoàn kết... đã trở thành việc làm thường xuyên. Qua đó, lan tỏa những giá trị nhân văn, những hình ảnh tốt đẹp về người dân TP Thanh Hóa thân thiện, văn minh, nghĩa tình, nhân ái.

Bài và ảnh: Minh Khôi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]