Đặc sắc Lễ hội cầu phúc đình làng Hồ
Đã thành truyền thống, Lễ hội cầu phúc đình làng Hồ, xã Thọ Thanh (Thường Xuân) được người dân làng Hồ tổ chức vào các ngày 13/2, ngày 5/4 và 21, 22/8 âm lịch hằng năm, nhằm cầu phúc, cầu yên, cầu hòa. Đây là dịp để người dân địa phương cũng như con em xa quê tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ tới công lao của hai vị Thượng thượng đẳng Tôn thần Lê Phúc Trực và Lê Phúc Chân đã có công khai đất, lập làng.
Nghi thức rước kiệu từ cổng làng về đình tại Lễ hội cầu phúc đình làng Hồ.
Theo lịch sử, đình làng Hồ được xây dựng từ khi thành lập làng, đến năm 1635 đình được làm lại bằng tranh tre, nứa lá. Năm 1907 được tôn tạo lần thứ nhất, năm 1927 tiếp tục được tôn tạo và hoàn thành vào năm 1937. Đình làng Hồ thuộc thôn Hồng Kỳ ngày nay, là nơi thờ hai vị Thượng thượng đẳng Tôn thần được triều đình phong sắc ghi công là Lê Phúc Trực và Lê Phúc Chân, có công khai hoang lập ấp, sau này dân làng có thờ thêm ông Lê Phúc Thành, người làng Đông theo học đỗ Tiến sĩ vào thời vua Lê Thánh tông, niên hiệu Quang Thuận (1478) và ông được gọi là Lê Thành tiến sĩ đại thần bản xứ. Cấu trúc của đình gồm cổng đình, sân và đại đình, có chiều dài 19m chiều rộng 9,7m và 5 gian 2 chái, 6 vì kèo gỗ và 4 hàng chân cột. Đình được trang trí và điêu khắc tinh xảo với những đường nét, gờ chỉ mềm mại uyển chuyển như: kiến trúc quá giang, câu đầu, kẻ chuyền, kẻ bẩy, xà. Các hình thù linh vật như chim phượng, hổ, ngựa, rồng và hình tượng hoa sen cũng được trạm trổ điêu khắc công phu, tượng trưng cho đất nước, nguồn gốc dân tộc, phồn thực quốc gia, sự đoàn tụ, tươi vui của dân chúng.
Lễ hội cầu phúc đình làng Hồ gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ, làng tổ chức rước kiệu từ cổng làng về đình, tế lễ thành hoàng làng và các vị thần, cầu cho quốc thái, dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Nếu như phần lễ của Lễ hội cầu phúc đình làng Hồ được tổ chức trang trọng, trang nghiêm với đầy đủ những nghi thức thờ phụng, thì phần hội được tổ chức đa dạng, phong phú, với các trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống, như: Đánh cờ tướng, cờ người, đánh vật, chọi gà, bịt mắt bắt vịt, bóng đá, bóng chuyền...
Lễ hội cầu phúc đình làng Hồ là dịp để dân làng tỏ lòng thành kính đến các vị tiền bối đã có công khai khẩn và dựng nên vùng đất này. Đồng thời là dịp để người dân địa phương luôn đoàn kết, gắn bó và thắt chặt tình làng, nghĩa xóm, động viên nhau phát triển kinh tế, xây dựng làng ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Bài và ảnh: Khánh Linh
{name} - {time}
-
2024-12-14 14:12:00
Xã Cẩm Lương nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
-
2024-12-14 08:24:00
Lễ hội đền Đồng Cổ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
-
2024-03-23 07:18:00
Phát hành bộ tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
[E-Magazine] – Cỏ mềm ký ức
Điểm du lịch sinh thái mới lạ giữa lòng TP Thanh Hóa
Hoằng Hóa phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa
Hương ước, quy ước trong đời sống hiện nay
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Lễ hội Đình Thi
[Podcast] Tản văn: Tảo tần gánh mẹ
Ý nghĩa tác phẩm Những ngày thơ ấu được phân tích chi tiết tại Vanhoc.net
Đặc sắc lễ hội Xuân Phả năm 2024
Giải mã câu chuyện