Có thật sự “chắc chân”?!
Con gái bạn tốt nghiệp một trường đại học khối kinh tế. Trong khi nhiều bạn học chọn đi làm ở doanh nghiệp hoặc học tiếp lên cao, thì bạn chọn cách cho con về quê.
Bạn đặt vấn đề với nhiều người, gồm cả tôi, với hy vọng thông qua các mối quan hệ có thể giúp con bạn vào làm ở một cơ quan Nhà nước.
Làm ở cơ quan Nhà nước, theo bạn là bước vào chỗ an nhàn, mưa không tới mặt, nắng chẳng tới đầu. Cũng chả phải cạnh tranh với ai cả. Cứ bình bình mà đi, từ từ mà tiến, rồi đâu cũng vào đó cả.
Bạn phản đối khi tôi góp ý để con bạn thử sức ở một môi trường năng động hơn tại các thành phố lớn. Bạn cũng không đồng tình với đề xuất cho con theo học lên cao với lý do con gái học lắm làm gì, sớm ổn định công việc còn chồng con. Theo lý luận của bạn, muốn con dễ lấy chồng thì cần phải có việc làm trước đã.
Bẵng đi một thời gian bạn khoe con gái đã đi làm tại một đơn vị sự nghiệp cấp sở. Vào đơn vị sự nghiệp thông qua con đường xét tuyển, như thế chẳng cần phải xếp hàng chờ đợt thi, cũng có thể sẽ chẳng phải cạnh tranh nhiều để chứng tỏ mình. Bạn nói đại ý rằng con mình đã vào biên chế, từ nay chắc chân rồi nhé. Bạn bắt đầu cho chiến dịch vòng hai của mình, là tuyển con rể.
Đúng như tính toán của bạn, con gái có bạn trai ưng ý sau khi đi làm một thời gian. Đám cưới diễn ra, con bạn một lèo sinh đủ hai đứa con. Đi làm chưa ấm chỗ đã nghỉ sinh, rồi đi làm và lại nghỉ sinh. Sau đó là thời gian chăm con nhỏ. Nhiều lần tôi gặp cháu đi đón con khi mà thời gian công sở chưa kết thúc. Làm điều đó con bạn phải bớt xén, phải đối phó.
Có lần bạn nói rằng, cũng may con bé được lãnh đạo quan tâm giao việc nhẹ nhàng. Bạn cười đầy ngụ ý. Sau này tôi mới biết thủ trưởng cơ quan có mối quan hệ sâu sắc với gia đình bạn. Như vậy con bạn thuộc hàng “con ông, cháu cha” như người ta nói rồi. Thảo nào cháu có thể thong dong làm những việc cho riêng mình.
Tôi đặt câu hỏi liệu rằng những nhân viên như con bạn sẽ giúp ích được gì cho cơ quan? Tôi không định kiến với cháu, nhưng tôi vốn minh bạch.
Bây giờ thì mối quan hệ “đặc biệt” liệu có giúp được những “con ông cháu cha” ở lại? Những ngày qua, câu chuyện tinh gọn bộ máy đã “thổi lửa” ra đời sống xã hội. Thông tin lần này cho thấy sẽ có một đợt thanh lọc bộ máy quyết liệt, thực chất, trước tiên là ở Trung ương, rồi đến địa phương, khiến không ít công chức, viên chức đương nhiệm giật mình. Những người được gọi là dựa thừng dựa chảo, sáng cắp ô đi tối xách về càng lo lắng.
Bạn hỏi tôi là làm ở cơ quan báo chí có thể giúp con bạn sắp tới an toàn không. Tôi lắc đầu nói rằng, càng cơ quan báo chí càng phải cổ vũ, tuyên truyền cho chủ trương thiết thực này. Muốn dân giàu, nước mạnh bộ máy phải tinh gọn, hiệu quả, những đối tượng dựa dẫm phải bị đào thải. Những người làm được việc sẽ tồn tại và hưởng đãi ngộ tốt hơn, môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn để cống hiến nhiều hơn. Tôi cố để bạn hiểu điều đó, nhưng không nhận được sự chia sẻ. Tôi cũng chẳng biết phải nói gì nữa và tôi nghĩ rằng cũng chẳng cần thiết phải nói thêm điều gì với bạn. Hãy cứ để thực tế chứng minh. Bạn, con bạn và những người giống như thế sẽ tự nhìn ra vấn đề.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2025-01-05 17:18:00
Lo lắng, chỉ thế thôi sao?
-
2025-01-05 15:37:00
“Thợ săn tiền thưởng” và nguy cơ trở thành kẻ vi phạm pháp luật
-
2024-12-01 07:30:00
Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024
Trao 100 suất quà cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại huyện Quan Sơn
36 nhà nông trẻ xuất sắc nhận Giải thưởng Lương Định Của lần thứ 19
Dự báo Việt Nam “dư thừa” 1,5 triệu nam giới vào năm 2034
Nâng cánh ước mơ cho trẻ em nghèo
Tăng cường bảo vệ rừng giáp ranh giữa Thanh Hóa - Hòa Bình
Yêu cầu tinh gọn
Trao giải cuộc thi “Sáng tác video, clip tuyên truyền, giới thiệu về địa chỉ đỏ, danh lam thắng cảnh tỉnh Thanh Hóa trong thanh thiếu nhi năm 2024”
Tuổi trẻ Hà Trung sôi nổi các hoạt động vì an sinh xã hội
Nhiều quy định mới về trách nhiệm của người dùng mạng xã hội