Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và miền núi: Doanh nghiệp, HTX xây dựng sản phẩm đặc sản khu vực miền núi
Phát huy tiềm năng, thế mạnh khu vực miền núi, nhiều doanh nghiệp, HTX đã và đang xây dựng các sản phẩm đặc trưng, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN).
Mật ong rừng Pù Luông (Bá Thước).
Xây dựng sản phẩm đặc sản địa phương
Từ lâu kẹo nhãn Lang Chánh là một trong những sản phẩm đặc trưng của huyện miền núi Lang Chánh. Nhờ thơm ngon, giòn, trọn vị của bột nếp, trứng gà... mà kẹo được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay thị trấn Lang Chánh có hơn 25 hộ sản xuất kẹo nhãn.
Gia đình chị Mai Thị Hoa đã có hơn 10 năm gắn bó với nghề làm kẹo nhãn, hiện cơ sở sản xuất kẹo nhãn Hoa Đông của gia đình tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Trung bình mỗi ngày gia đình sản xuất khoảng 60kg kẹo, dịp lễ tết tăng lên khoảng hơn 1 tạ/ngày. Không chỉ xây dựng thương hiệu riêng của gia đình, chị cùng nhiều hộ dân ở thị trấn đã thành lập HTX kẹo nhãn Lang Chánh, và chị được bầu làm phó giám đốc. HTX hiện có 12 thành viên, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, tìm kiếm thị trường, quảng bá thương hiệu. Kẹo nhãn Lang Chánh đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh từ năm 2022.
Tại huyện miền núi Thường Xuân, nhiều người biết đến cô gái trẻ Cầm Thị Thuyết, sinh năm 1996. Sau khi tốt nghiệp Đại học Công đoàn Thuyết trở về quê hương và lựa chọn hướng khởi nghiệp gắn với sản phẩm mang đặc trưng của quê hương Yên Nhân. Hiện nay, cô là Giám đốc HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Yên Nhân. HTX không chỉ hoạt động dịch vụ công truyền thống, mà còn sản xuất, kinh doanh thêm nhiều sản phẩm đặc trưng, sản phẩm mang tính bản địa của địa phương như mật ong, măng khô... Sản phẩm mật ong rừng Yên Nhân và măng khô Yên Nhân đã được công nhận sản phẩm OCOP.
Để HTX hoạt động hiệu quả, các sản phẩm của HTX được nhiều người biết đến, nữ Giám đốc trẻ Cầm Thị Thuyết đã lựa chọn phát triển mạnh thương hiệu sản phẩm của HTX thông qua nền tảng số. Nhờ đó, sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, nâng cao thu nhập cho thành viên.
Tính đến tháng 3/2024 tỉnh Thanh Hóa có 479 sản phẩm OCOP đã được công nhận. Các sản phẩm sau khi được công nhận đều mở rộng thị trường, phát triển hệ thống mạng lưới tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập của các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh. Năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 120 sản phẩm OCOP trở lên. Nhiều sản phẩm mang thế mạnh khu vực miền núi đã được công nhận sản phẩm OCOP thông qua hoạt động, phát triển của HTX, doanh nghiệp. Tiêu biểu như sản phẩm mật mía Đồng Hương của HTX mật mía Thạch Sơn (Thạch Thành); sản phẩm măng khô Mường Ca Da của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Mường Ca Da (thị trấn Hồi Xuân, Quan Hóa); sản phẩm vịt Cổ Lũng Tuấn Anh của Công ty TNHH chăn nuôi vịt Cổ Lũng (Bá Thước); Mật ong rừng Pù Luông (Bá Thước) của Công ty CP Hoàng Thân Thanh Hóa; các sản phẩm cam đường canh và cam Xã Đoài Như Xuân, bưởi Diễn, bưởi da xanh Thành Công của HTX nông nghiệp Thành Công, xã Xuân Hòa (Như Xuân)...
Khi doanh nghiệp, HTX phát triển sản xuất liên kết
Tỉnh Thanh Hóa đang triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. HĐND tỉnh khóa XVIII đã ban hành Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND về quy định mức hỗ trợ cho một dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND ngày 29/9/2023), bao gồm dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng. Đây là cơ hội để chủ thể là người dân, doanh nghiệp, HTX được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế, nhất là khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS.
Xã Xuân Hòa là địa phương có diện tích trồng cam nhiều nhất huyện Như Xuân và đã xây dựng sản phẩm OCOP.
Thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, giai đoạn I từ năm 2021-2025, Ban Dân tộc tỉnh và các địa phương đang triển khai thực hiện các nội dung, trong đó có nội dung số 1, tiểu dự án 2, dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng, miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với từng vùng, miền; khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS&MN. Đối tượng tham gia dự án là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân sinh vùng đồng bào DTTS&MN; các doanh nghiệp, HTX tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người DTTS.
Thực hiện Nghị quyết số 06 và 09 của HĐND tỉnh, đã có 5 dự án liên kết cấp tỉnh thực hiện theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, được các tổ chức, cá nhân, trong đó có HTX, doanh nghiệp triển khai thực hiện giai đoạn 2021-2025, đó là: Dự án “Liên kết các hộ nuôi cá nheo Mỹ thương phẩm bằng lồng, bè gắn với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn một số huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa” của Công ty TNHH tư vấn đầu tư và phát triển nông nghiệp Vinaco (đã có 74 lồng/74 hộ thuộc các huyện Quan Hóa, Bá Thước tham gia); Dự án “Liên kết sản xuất gà bản địa theo hướng an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa” (hỗ trợ 24.980 con gà bản địa/250 hộ thuộc các huyện Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bá Thước, Quan Hóa) của Công ty Cổ phần Phát triển nông nghiệp và Khuyến nông Việt Nam; Dự án “Liên kết sản xuất lợn bản địa theo hướng an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa” (hỗ trợ 735 con lợn bản địa/270 hộ thuộc huyện Thường Xuân, Quan Hóa) và Dự án “Liên kết sản xuất vịt Cổ Lũng bản địa theo hướng an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm tại một số huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa” (hỗ trợ 27.000 con vịt Cổ Lũng/360 hộ của huyện Bá Thước, Quan Sơn) do Công ty TNHH Môi trường xây dựng và dịch vụ thương mại Huy Hoàng thực hiện; Dự án “Sản xuất và tiêu thụ giống lúa nếp hạt cau đặc sản gắn với xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, đem lại hiệu quả kinh tế cao” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa của HTX dịch vụ nông nghiệp Toàn Thắng triển khai thực hiện 36ha/180 hộ ở huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy tham gia.
Bài và ảnh: Ngọc Huấn
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 15:51:00
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
-
2024-03-30 14:23:00
Nhiều khó khăn trong nâng hạng sản phẩm OCOP
Kích cầu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước
Bản tin tài chính 29/3/2024: Giá vàng tăng điên cuồng lập kỷ lục mới
Hà Trung ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông
Thọ Xuân phát triển doanh nghiệp tạo nhiều việc làm cho người lao động
Như Xuân quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững
Thanh Hóa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024
Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng
Triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định
Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch trên địa bàn tỉnh