(Baothanhhoa.vn) - Toàn tỉnh hiện có 960.281 trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó có 15.069 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB), chiếm tỷ lệ 1,57% và 129.195 trẻ em có nguy cơ rơi vào HCĐB, chiếm tỷ lệ 13,4%. Những năm qua, Thanh Hóa luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em (BVCSTE), nhất là trẻ em có HCĐB và nguy cơ rơi vào HCĐB; chú trọng xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh nhằm thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện.

Chung tay chăm sóc, giảm thiểu tổn hại cho trẻ em

Toàn tỉnh hiện có 960.281 trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó có 15.069 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB), chiếm tỷ lệ 1,57% và 129.195 trẻ em có nguy cơ rơi vào HCĐB, chiếm tỷ lệ 13,4%. Những năm qua, Thanh Hóa luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em (BVCSTE), nhất là trẻ em có HCĐB và nguy cơ rơi vào HCĐB; chú trọng xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh nhằm thực hiện đầy đủ quyền trẻ em, bảo đảm trẻ em được phát triển toàn diện.

Chung tay chăm sóc, giảm thiểu tổn hại cho trẻ emĐại diện Quỹ Bảo trợ trẻ em (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trao học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Nga Sơn nhân dịp năm học mới 2023-2024.

Trung bình mỗi tháng, các nhân viên trực tổng đài 18001744 Ngôi nhà Ánh Dương tiếp nhận khoảng 60 cuộc điện thoại của trẻ em, đề nghị được giúp đỡ khi có những băn khoăn, thắc mắc về tuổi mới lớn; thậm chí hỗ trợ nơi ăn, chốn ở, tư vấn tâm lý khi bị bạo hành hay xâm hại tình dục.

Ông Trương Hải Dương, Giám đốc Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Nhiều phụ nữ bị bạo hành khi đến với Ngôi nhà Ánh Dương đều đi cùng con nhỏ. Khi đến đây các cháu được tạo điều kiện học tập, vui chơi, được xoa dịu những nỗi đau về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Ngoài một số mô hình, dịch vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ em như: Ngôi nhà Ánh Dương, Ngôi nhà An toàn... trên địa bàn tỉnh cũng đang quan tâm, chăm sóc trẻ em thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em, các dự án phi chính phủ như: Chữ Thập xanh, SAP-VN (dự án cứu trợ nhân đạo dành cho trẻ em khuyết tật, mồ côi)... Bên cạnh đó, các cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng tỉnh đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động, giúp trẻ em được chăm sóc, phát triển toàn diện như: Xây dựng sân chơi miễn phí, phổ cập bơi lội cho trẻ em tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập, suất ăn bán trú tại một số điểm trường đặc biệt khó khăn; triển khai các mô hình phòng, chống xâm hại tình dục, bạo lực trẻ em tại hầu khắp các địa phương trên toàn tỉnh.

Cụ thể, từ năm 2022 đến nay, với sự tham mưu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), Hội LHPN tỉnh đã thành lập gần 700 nhóm “Mẹ đỡ đầu”, từ đó giúp đỡ gần 1.400 trẻ mồ côi có HCĐB khó khăn. Tỉnh đoàn Thanh Hóa trao tặng 3 bể bơi tại các huyện Lang Chánh, Thiệu Hóa và Đông Sơn; lực lượng công an Thanh Hóa thực hiện trên 1.000 buổi tập huấn kỹ năng phòng, chống đuối nước, xâm hại tình dục trẻ em. Riêng 9 tháng năm 2023, Sở LĐTB&XH tổ chức 6 lớp tập huấn nâng cao năng lực về công tác BVCSTE cho 420 người; hỗ trợ tổ chức 5 lớp dạy bơi an toàn cho 100 trẻ em tại 5 huyện, thành phố; phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố duy trì và triển khai thực hiện 4 mô hình bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh, gồm: 2 mô hình “Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em” tại huyện Vĩnh Lộc; mô hình “Tư vấn, hướng dẫn cha mẹ, người chăm sóc về phát triển toàn diện trẻ em đến đủ 8 tuổi các kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ em tại gia đình, cộng đồng” và mô hình “Kết nối dịch vụ và hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục toàn diện” tại huyện Yên Định.

Sở LĐTB&XH cũng phối hợp với các cơ quan truyền thông, xây dựng các phóng sự với các chủ đề: “Phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em là bảo đảm quyền được sống của trẻ em”; “Hãy cho trẻ em học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước để phòng tránh đuối nước”; “Chung tay giảm thiểu tổn hại cho trẻ em”. Đơn vị cũng in và cấp phát 30.000 tờ rơi tuyên truyền về phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; 4.500 cuốn tài liệu “Chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng”; lắp đặt pa-nô tuyên truyền về phòng, chống xâm hại trẻ em; lắp đặt 60 biển cảnh báo, biển cấm ở các khu vực có nguy cơ cao xảy ra tai nạn đuối nước trẻ em... Đồng thời, phối hợp với các địa phương, TP Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn và huyện Quảng Xương lập danh sách 7 trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, để nhận hỗ trợ theo chương trình “Hải quân nhận đỡ đầu con ngư dân” của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn. Bên cạnh đó, chỉ đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh triển khai thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, có ý nghĩa đối với hơn 1.210 trẻ em có HCĐB, khó khăn trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí thực hiện trên 1,51 tỷ đồng... Nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ, tỷ lệ trẻ em có HCĐB được trợ giúp đạt 93,74%; 100% số vụ xâm hại trẻ em đều được phối hợp, can thiệp, trợ giúp và xử lý kịp thời; 100% gia đình có trẻ em bị tử vong do tai nạn, thương tích được hỗ trợ mai táng, thăm hỏi, động viên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác BVCSTE hiện nay cũng còn nhiều khó khăn như: Việc chăm sóc trẻ em có HCĐB vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, hiện nay tỉnh vẫn chưa đủ điều kiện để tập trung nuôi dưỡng trẻ em bị khuyết tật nặng, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật... Bên cạnh đó, số trẻ em phải lao động sớm để phụ giúp gia đình, nhóm trẻ có nguy cơ cao rơi vào HCĐB vẫn chưa có giải pháp ngăn ngừa tốt. Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, tử vong do tai nạn đuối nước còn diễn ra (tính đến ngày 8-9-2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 34 vụ tai nạn, thương tích gây tử vong 39 trẻ em (giảm 1 vụ và giảm 10 trẻ tử vong so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 23 vụ tai nạn đuối nước làm 26 trẻ tử vong (giảm 6 vụ và 14 trẻ tử vong so với cùng kỳ năm 2022); 5 vụ tai nạn giao thông làm 6 trẻ tử vong và 6 vụ tai nạn, thương tích khác làm 7 trẻ tử vong; vẫn còn sự chênh lệch về điều kiện hưởng thụ đời sống văn hóa giữa trẻ em nông thôn và thành thị. Công tác rà soát, cập nhật dữ liệu về trẻ em chưa kịp thời, đầy đủ...

Nhằm chung tay chăm lo, giảm thiểu tổn hại cho trẻ, các ban, sở, ngành liên quan tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác BVCSTE. Trong đó tập trung vào việc phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại trẻ em (trong đó có xâm hại trẻ em trên môi trường mạng), phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, nhất là đuối nước, tai nạn giao thông; tăng cường nhận thức của trẻ em, gia đình và cộng đồng về chung tay bảo vệ trẻ em, thông báo, tố giác các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em. Tổ chức diễn đàn trẻ em; duy trì, hỗ trợ các mô hình hoạt động bảo vệ trẻ em; đầu tư xây dựng các điểm vui chơi - giải trí, bổ sung các trang thiết bị vui chơi - giải trí, dụng cụ thể dục - thể thao phù hợp với các lứa tuổi trẻ em tại cộng đồng. Tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ quỹ bảo trợ trẻ em; xây dựng công trình trường, lớp học, nhà bán trú, điểm vui chơi - giải trí cho trẻ em; vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm thăm, tặng quà cho trẻ em; hỗ trợ, chăm sóc trẻ em bị bạo lực, xâm hại; tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ em...

“Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai”, trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình và là chủ nhân tương lai của đất nước. Để thực hiện tốt công tác CSBVTE, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực và quyết tâm hành động của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và mỗi gia đình.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]