(Baothanhhoa.vn) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP, ngày 27-10-2021 (NĐ 92) hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19. Đây là một bước quan trọng để đưa Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 (Nghị quyết 406) của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sớm đi vào cuộc sống, góp phần khuyến khích sản xuất, kinh doanh, phù hợp với xu thế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn bởi dịch bệnh; đồng thời đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch, đơn giản, giảm thủ tục hành chính.

Giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP, ngày 27-10-2021 (NĐ 92) hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19. Đây là một bước quan trọng để đưa Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 (Nghị quyết 406) của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sớm đi vào cuộc sống, góp phần khuyến khích sản xuất, kinh doanh, phù hợp với xu thế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn bởi dịch bệnh; đồng thời đảm bảo chính sách rõ ràng, minh bạch, đơn giản, giảm thủ tục hành chính.

Giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19

Công ty TNHH Miza Nghi Sơn sản xuất bao bì xuất khẩu.

Trên cơ sở NĐ 92, Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương thực hiện các biện pháp để triển khai các chính sách trên vào thực tiễn địa bàn tỉnh.

Ngày 29-10-2021, Cục Thuế có văn bản số 6811 /CT-TTHT hướng dẫn thực hiện chính sách miễn, giảm thuế năm 2021 theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết406/NQ-UBTVQH15 gửi đến toàn bộ các doanh nghiệp, tổ chức và qua các đơn vị trực thuộc gửi đến các cá nhân, hộ kinh doanh; đồng thời, gửi các cơ quan liên quan trên địa bàn cũng như Hiệp hội doanh nghiệp Tỉnh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Thanh Hóa để phối hợp triển khai.

Theo đó, các nhóm chính sách quy định tại NĐ 92 gồm:

1. Về chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) năm 2021:

Về đ ối tượng áp dụng :

Áp dụng đối với các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 406 bao gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.

+ Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Mức giảm: Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế TNDN năm 2021 đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức có doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021, đáp ứng các điều kiện: Không quá 200 tỷ đồng và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019.

Về k ê khai giảm thuế TNDN:

- Căn cứ doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019 và dự kiến doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021, doanh nghiệp (DN) tự xác định số thuế được giảm khi tạm nộp thuế TNDN hàng quý. Doanh nghiệp xác định số thuế TNDN chính thức được giảm để kê khai theo mẫu tờ khai ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC, ngày 29-9-2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, ngày 19-10-2020 của Chính phủ và trên Phụ lục thuế TNDN được giảm theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định NĐ 92.

- Khi thực hiện quyết toán thuế TNDN năm 2021, việc xử lý số thuế nộp thiếu hoặc nộp thừa của số thuế tạm nộp các quý so với số thuế phải nộp theo quyết toán năm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

- Trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai thuế TNDN của kỳ tính thuế năm 2021 hoặc theo quyết định, kết luận, thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền làm tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì số thuế tăng thêm được giảm 30% theo quy định của Nghị định này nếu doanh nghiệp vẫn đáp ứng điều kiện được giảm thuế quy định tại khoản 2 Điều này.

Ví dụ 1: Ngày 10-4-2022, sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2021 và cơ quan có thẩm quyền chưa công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp; doanh nghiệp H có doanh thu tính thuế TNDN năm 2021 là 185 tỷ đồng và ít hơn doanh thu tính thuế TNDN năm 2019, phát hiện có sai sót và thực hiện tự khai bổ sung hồ sơ khai thuế TNDN năm 2021 theo quy định, làm tăng số thuế TNDN phải nộp kỳ tính thuế năm 2021 số tiền 90 triệu đồng so với số đã khai trước đây. Trường hợp này, số tiền thuế TNDN khai bổ sung tăng thêm 90 triệu đồng của doanh nghiệp H cũng được tính giảm 30% (giảm số thuế 90 triệu X 30% = 27 triệu đồng).

- Trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai thuế TNDN của kỳ tính thuế năm 2021 hoặc thực hiện quyết định sau thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền làm giảm số thuế TNDNphải nộp thì số tiền thuế nộp thừa (nếu có) được xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Các lưu ý:

+ Không áp dụng tiêu chí doanh thu giảm nêu trên đối với trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách trong kỳ tính thuế năm 2020 và năm 2021;

+ Doanh thu trong kỳ tính thuế TNDN bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ và từ hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành, không bao gồm các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác.

+ Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong kỳ tính thuế TNDN hoạt động không đủ 12 tháng thì doanh thu năm 2021 làm căn cứ xác định đối tượng áp dụng giảm thuế TNDN bằng:

Giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19

+ Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập là năm 2020 hoặc kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản là năm 2022 mà có thời gian ngắn hơn 3 tháng và doanh nghiệp được cộng vào kỳ tính thuế năm 2021 để hình thành một kỳ tính thuế TNDN thì việc xác định doanh thu và số thuế được giảm chỉ áp dụng đối với 12 tháng của kỳ tính thuế năm 2021.+ Số thuế TNDN được giảm của kỳ tính thuế năm 2021 được tính trên toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản thu nhập quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Thuế TNDN, số thuế TNDN được giảm được tính trên số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế năm 2021, sau khi đã trừ đi số thuế TNDN mà doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19

Công nhân Nhà máy may Ivory Thanh Hóa.

Ví dụ 2: Doanh nghiệp A được thành lập mới vào tháng 11-2020; còn doanh nghiệp B là doanh nghiệp có quyết định giải thể vào tháng 1-2022. Theo quy định hiện hành, kỳ quyết toán thuế TNDN đầu tiên của doanh nghiệp A có thể được dồn lại thành 14 tháng (12 tháng năm 2021 và 2 tháng năm 2020); kỳ quyết toán thuế TNDN cuối cùng của doanh nghiệp B được dồn lại thành 13 tháng (12 tháng năm 2021 và 1 tháng năm 2022). Tuy nhiên, tổng doanh thu làm căn cứ để xác định đối tượng và số thuế TNDN được giảm cho doanh nghiệp A và doanh nghiệp B theo NĐ 92/2021/NĐ-CP trong trường hợp này chỉ tính tương ứng cho 12 tháng năm 2021.

Nếu qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền phát hiện doanh nghiệp không thuộc đối tượng được giảm thuế theo quy định này hoặc số thuế phải nộp của kỳ tính thuế năm 2021 lớn hơn số thuế doanh nghiệp đã kê khai thì doanh nghiệp phải nộp đủ số tiền thuế thiếu so với số phải nộp sau khi đã được giảm theo quy định tại NĐ 92/2021/NĐ-CP (nếu có), bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế tính trên số tiền thuế thiếu và tính tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Về chính sách m iễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

Đối tượng áp dụng :

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú hoạt động trong mọi ngành nghề, hình thức khai thuế, nộp thuế, có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch bệnh COVID -19 trong năm 2021.

- Việc miễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh căn cứ danh sách các địa bàn cấp huyện (huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) chịu tác động của dịch COVID-19 do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành trên cơ sở thông báo trong năm 2021 của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương liên quan đến dịch bệnh COVID-19.

Về xác định số thuế phải nộp được miễn và thủ tục:

- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện nêu trên được miễn số thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV năm 2021.

Lưu ý: Không áp dụng việc miễn thuế quy định tại khoản này đối với các khoản thu nhập, doanh thu từ cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm; sản phẩm và dịch vụ nội dung thông tin số về giải trí, trò chơi điện tử, phim số, ảnh số, nhạc số; quảng cáo số.

- Thủ tục, trình tự miễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh thực hiện theo quy định cụ thể nêu tại khoản 3, khoản 4 Điều 2 NĐ 92.

3. Các trường hợp đã nộp số thuế phát sinh phải nộp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tháng trong quý III và quý IV năm 2021 thì sẽ được cơ quan thuế xử lý bù trừ số tiền thuế nộp thừa với các khoản nợ hoặc khoản phát sinh của các kỳ tiếp theo và xử lý hoàn nộp thừa (nếu có) theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Về chính sách g iảm thuế giá trị gia tăng (GTGT):

Các loại hàng hóa, dịch vụ áp dụng g iảm thuế GTGT:

Chi tiết hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế quy định tại điểm này được ban hành kèm theo phụ lục I NĐ 92/2021/NĐ-CP.

Lưu ý: hàng hóa, dịch vụ quy định nêu trên không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh theo hình thức trực tuyến.

Thời gian được giảm thuế:

Từ ngày 1-11-2021 đến hết ngày 31-12-2021.

Mức giảm thuế GTGT:

- Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được giảm 30% mức thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ quy định nêu trên.

- Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định nêu trên.

Các thủ tục thực hiện liên quan:

- Đối với doanh nghiệp, tổ chức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi: “mức thuế suất theo quy định (5% hoặc 10%) x 70%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

- Đối với doanh nghiệp, tổ chức doanh nghiệp, tổ chức tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 30% mức tỷ lệ trên doanh thu; đồng thời, ghi chú: “đã giảm... (số tiền) tương ứng 30% mức tỷ lệ để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 406”.

Ví dụ 3: Công ty A, là doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, cung cấp dịch vụ vận tải cho Công ty B theo hợp đồng ký kết giữa hai bên, giá tính thuế là 20.000.000 đồng. Dịch vụ vận tải áp dụng thuế suất 10% và thuộc đối tượng được giảm 30% mức thuế suất thuế GTGT từ ngày 1-11-2021 đến hết ngày 31-12-2021. Ngày 15-11-2021, Công ty A cung cấp dịch vụ vận tải cho Công ty B thì khi lập hóa đơn GTGT giao cho Công ty B, Công ty A ghi như sau:

Tại cột “Hàng hóa, dịch vụ” ghi: “Dịch vụ vận tải”

Giá bán ghi: 20.000.000 đồng

Thuế suất thuế GTGT ghi: “10% x 70%”

Tiền thuế GTGT ghi: “1.400.000 đồng”

Tổng giá thanh toán: “21.400.000 đồng”.

Căn cứ hóa đơn GTGT, Công ty A kê khai thuế GTGT đầu ra, Công ty B

kê khai khấu trừ thuế GTGT theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn là 1.400.000đ.

Ví dụ 4: Tổ chức X, là đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu, cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách hàng Y trong 2 ngày của tháng 11-2021 với giá phòng niêm yết là 1.500.000 đồng/ngày. Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31-12-2021 của Bộ Tài chính, dịch vụ lưu trú áp dụng mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu là 5%. Trong thời gian được giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 406 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức X tính số thuế GTGT được giảm và lập hóa đơn bán hàng giao cho khách hàng Y như sau:

Tại cột “Hàng hóa, dịch vụ” ghi: “Dịch vụ lưu trú”

Tại cột “Thành tiền” ghi: “3.000.000 đồng” (1.500.000 đồng x 2)

Tính số thuế GTGT được giảm: 3.000.000 x 5% x 30% = 45.000 đồng

Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” (là số tiền người mua phải thanh toán cho người bán) ghi theo số đã giảm 30% mức tỷ lệ % trên doanh thu là:2.955.000 đồng, đồng thời ghi chú: “đã giảm 45.000 đồng, tương ứng 30% mức tỷ lệ % trên doanh thu theo NQ số 406”.

- Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị quyết số 406 cùng với Tờ khai thuế GTGT.

Các lưu ý :

+ Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh nhiều hàng hóa, dịch vụ thì khi lập hóa đơn, doanh nghiệp, tổ chức lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT và hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ khác.

+ Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).

+ Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì doanh nghiệp, tổ chức thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 30% mức thuế suất thuế GTGT hoặc giá đã giảm 30% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.

4. Về chính sách m iễn tiền chậm nộp :

Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2020. Người nộp thuế thuộc diện này được miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 của các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế năm 2020 được xác định theo quy định của pháp luật về thuế TNDN.

Xác định số tiền chậm nộp được miễn :

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế quản lý khoản thuế, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất căn cứ dữ liệu quản lý thuế, xác định số tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020, năm 2021 của người nộp thuế để ban hành quyết định miễn tiền chậm nộp.

Trình tự, thủ tục, hồ sơ xử lý miễn tiền chậm nộp :

- Người nộp thuế lập văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp, trong đó nêu rõ số lỗ phát sinh của kỳ tính thuế năm 2020 theo Mẫu số 01/MTCN Phụ lục II ban hành kèm theo NĐ 92 gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế quản lý khoản thuế, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất bằng phương thức điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Cơ quan thuế quản lý khoản thuế, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp, để xác định điều kiện lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế năm 2020 làm căn cứ xem xét miễn tiền chậm nộp.

Trường hợp người nộp thuế đã được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thì gửi kèm Biên bản hoặc quyết định, kết luận, thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của người nộp thuế).

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận văn bản đề nghị miễn tiền chậm nộp của người nộp thuế, cơ quan thuế ban hành Thông báo không chấp thuận miễn tiền chậm nộp (Mẫu số 02/MTCN Phụ lục II ban hành kèm theo NĐ 92) đối với trường hợp không thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp hoặc Quyết định miễn tiền chậm nộp (Mẫu số 03/MTCN Phụ lục II ban hành kèm theo NĐ 92) đối với trường hợp thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp.

Quyết định miễn tiền chậm nộp được gửi cho người nộp thuế bằng phương thức điện tử và đăng công khai trên trang thông tin điện tử ngành thuế.

Lưu ý:

+ Trường hợp người nộp thuế đã nộp tiền chậm nộp trước thời điểm Nghị quyết số 406 có hiệu lực thi hành thì không xử lý lại.

Giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19

Công nhân Công ty TNHH KCT Hồng Phúc (Khu Công nghiệp Đình Hương - Tây Bắc Ga, TP Thanh Hóa) trong ca sản xuất.

Ví dụ 5 : Tính đến thời điểm 18-10-2021, Công ty K đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước (bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế phát sinh năm 2020 và năm 2021 theo tổng hợp là 105 triệu đồng), Công ty K có số lỗ phát sinh từ sản xuất, kinh doanh năm 2020 theo quy định của pháp luật về thuế TNDN là 1,02 tỷ đồng. Số tiền chậm nộp 105 triệu đồng mà Công ty K đã nộp sẽ không xem xét lại việc miễn nộp theo quy định tại NĐ 92.

+ Trường hợp người nộp thuế đã được miễn tiền chậm nộp nhưng cơ quan có thẩm quyền phát hiện người nộp thuế không thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp theo quy định của NĐ 92 thì cơ quan thuế ban hành quyết định thu hồi quyết định miễn tiền chậm nộp.

+ Trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp theo khoản 1 Điều này khai bổ sung hồ sơ khai thuế hoặc cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phát hiện hoặc cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền có quyết định, thông báo làm tăng số tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp thì người nộp thuế không phải nộp số tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020, năm 2021 đối với số tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuế đất phải nộp tăng thêm nếu đáp ứng điều kiện có lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế năm 2020.

Về hiệu lực thi hành: Nghị định 92 có hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết số 406 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành (tức từ ngày 19-10-2021). Quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc liên quan, người nộp thuế có thể phản ánh đến các cơ quan chức năng để báo cáo Bộ Tài chính có hướng dẫn kịp thời.

CỤC THUẾ TỈNH THANH HÓA



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]