(Baothanhhoa.vn) - Khắc sâu lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việt - Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”, hai tỉnhThanh Hóa - Hủa Phăn đã không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ 1): Chung những dòng sông

Khắc sâu lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việt - Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long”, hai tỉnhThanh Hóa - Hủa Phăn đã không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ 1): Chung những dòng sông

Sông Mã chảy qua địa bàn huyện vùng cao biên giới Mường Lát. Ảnh: Đặng Trung

Hủa Phăn là tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc (Lào), phía Bắc, Đông Bắc, Đông Nam giáp 3 tỉnh Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An (Việt Nam), phía Tây giáp tỉnh Luông Pha Băng, phía Nam giáp tỉnh Xiêng Khoảng (Lào). Thị xã Sầm Nưa - thủ phủ của tỉnh Hủa Phăn cách Thủ đô Viêng Chăn hơn 600km theo Quốc lộ 43 và Quốc lộ 13 của Lào.

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ 1): Chung những dòng sông

Tượng đài Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản tại huyện Viêng Xay, Hủa Phăn (Lào). Ảnh: Thảo Nguyên

Thăm mảnh đất Sầm Nưa

Hủa Phăn vốn là một mường cổ của Lào. Sau nhiều lần thay đổi về mặt hành chính, hiện nay Hủa Phăn có 9 huyện, dân số hơn 298.436 người, gồm 10 dân tộc (phần lớn là người Lào Lùm).

Nơi đây có địa hình hiểm trở với nhiều rừng rậm, núi cao, hơn 90% diện tích là rừng núi, có 4 con sông chính là Nậm Má, Nậm Xăm, Nậm Na, Nậm Khàn, trong đó có 2 con sông chảy theo hướng Tây - Đông vào Thanh Hóa và đổ ra Vịnh Bắc bộ (Việt Nam), đó là sông Nậm Má (sông Mã) và sông Nậm Xăm (sông Chu). Mảnh đất Thanh Hóa - Hủa Phăn cùng chung mạch nguồn sông Mã, sông Chu như con người Thanh Hóa - Hủa Phăn từ bao thế hệ cùng gắn bó keo sơn, chia ngọt sẻ bùi, đoàn kết, kề vai sát cánh, đồng cam cộng khổ, cùng nhau chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Hiện Thanh Hóa - Hủa Phăn có chung đường biên giới hữu nghị dài 213,6km với 3 cửa khẩu (Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, Cửa khẩu quốc gia Tén Tằn và Cửa khẩu phụ Khẹo) và 4 lối mở.

Thanh Hóa có 5 huyện biên giới gồm: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Thường Xuân và Lang Chánh, với 16 xã giáp biên tiếp giáp với 3 huyện: Viêng Xay, Sốp Bâu, Sầm Tớ của tỉnh Hủa Phăn.

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ 1): Chung những dòng sông

Hang động là nơi làm việc của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản thuộc Khu di tích lịch sử cách mạng Lào tại huyện Viêng Xay, Hủa Phăn.

Ngược dòng thời gian, từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo, quan hệ Việt - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản gây dựng và phát triển, các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước cùng Nhân dân hai nước đã không ngừng xây đắp quan hệ đặc biệt, thủy chung, trong sáng có một không hai trong lịch sử. Đặc biệt, cách đây 62 năm, trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa đế quốc của Nhân dân Việt Nam và Nhân dân Lào vô cùng ác liệt, nhất là sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 5/9/1962. Tháng 5/1967 hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn ký kết hợp tác hữu nghị.

Đây là những sự kiện trọng đại, mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như sự gắn bó mật thiết, sâu nặng giữa Đảng bộ và Nhân dân hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn, góp phần tô thắm mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Lào.

Sau khi hòa bình lập lại, hai nước đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác vào ngày 18/7/1977, là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để hai bên không ngừng củng cố và phát triển toàn diện quan hệ Việt Nam - Lào nói chung, Thanh Hóa - Hủa Phăn nói riêng trong thời kỳ xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Đi qua các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đối với cách mạng Lào, Thanh Hóa là một trong những căn cứ hậu phương chiến lược. Đặc biệt đối với tỉnh Hủa Phăn, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Thanh Hóa đã góp phần xây dựng, bảo vệ Sầm Nưa thành căn cứ kháng chiến Lào Bắc và tích cực nuôi dưỡng lực lượng cách mạng trong khu căn cứ.

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Thanh Hóa đã góp phần xây dựng, bảo vệ Hủa Phăn - “thủ đô” kháng chiến của cách mạng Lào. Đồng hành cùng với cách mạng Việt Nam, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các bộ tộc tỉnh Hủa Phăn đã dành tình cảm chân thành, quý báu, hợp tác, giúp đỡ Thanh Hóa trên nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng trong việc gìn giữ, vun đắp mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam, Hủa Phăn - Thanh Hóa.

Trong cuộc đời làm báo, tôi may mắn được tham gia đoàn công tác trên mảnh đất Sầm Nưa, Viêng Xay và Sầm Tớ của tỉnh Hủa Phăn. Chúng tôi có dịp đến thăm Khu di tích lịch sử cách mạng Lào tại huyện Viêng Xay là địa điểm đón khách du lịch đến tham quan hệ thống hang động - nơi sinh sống, làm việc của các đồng chí lãnh đạo Lào trong thời kỳ kháng chiến giải phóng dân tộc. Dưới sự bao bọc của tán rừng xanh, khuôn viên bên ngoài mỗi hang động còn được điểm tô bởi loài hoa Hom Phay với màu lá đỏ tía tượng trưng cho sự hy sinh xương máu của bao người, trong đó có cả những người anh em Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế cao cả trong cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền ở đất nước Lào. Tại đây, ngoài những hình ảnh, tư liệu về các vị lãnh đạo tiền bối Đảng, Nhà nước và các bộ, ban, ngành của Lào thời kỳ 1964-1973 còn có một số hình ảnh, tư liệu quý về Bác Hồ và Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, thể hiện tình cảm đặc biệt giữa Nhân dân hai nước Việt - Lào.

Thanh Hóa - Hủa Phăn: 57 năm ấy biết bao nhiêu tình

Thực hiện chủ trương của hai Đảng, hai Nhà nước về việc gìn giữ, vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào, 57 năm qua kể từ khi Thanh Hóa - Hủa Phăn kí kết hợp tác hữu nghị, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn luôn giữ gìn phát triển đưa quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ 1): Chung những dòng sông

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Thanh Hóa - Hủa Phăn giai đoạn 2021-2025. (Ảnh tư liệu của Báo Thanh Hóa)

Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2020, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt, đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh trên toàn cầu đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam - Lào; song Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn đã nỗ lực phấn đấu, triển khai thực hiện đồng bộ, sáng tạo, quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra, đạt được kết quả toàn diện trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ biên giới lãnh đạo, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Trong đó, quan hệ chính trị đã trở thành nòng cốt, đóng vai trò định hướng tổng thể trong quan hệ giữa hai địa phương. Hai bên đã tổ chức 248 đoàn đại biểu cấp tỉnh, cấp sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, triển khai các nội dung hợp tác và phối hợp giải quyết các công việc.

Hàng năm, lãnh đạo hai tỉnh duy trì luân phiên tổ chức các cuộc hội đàm cấp cao nhằm đánh giá kết quả thực hiện thỏa thuận hợp tác trong năm và xây dựng nội dung hợp tác cho các năm tiếp theo. Đã có 35 cơ quan, đơn vị của tỉnh Thanh Hóa ký kết chương trình hợp tác với các đơn vị của tỉnh Hủa Phăn.

Ngoài ra, các địa phương, Nhân dân khu vực hai bên biên giới đã tổ chức 17 cặp bản; kết nghĩa 6 đồn biên phòng của tỉnh với 3 đại đội biên phòng của tỉnh Hủa Phăn, nhằm tăng cường công tác bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia của hai bên.

Trong các dịp kỷ niệm ngày lễ lớn của hai nước và tết cổ truyền của hai dân tộc, Thanh Hóa - Hủa Phăn đã tổ chức các hoạt động chào mừng chung nhằm tuyên truyền, giáo dục về mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, Nhà nước và Nhân dân hai nước Việt Nam - Lào.

Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ 1): Chung những dòng sông

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa tổ chức Tết Bunpimay cho sinh viên Lào đang học tập tại trường.

Phát huy những thành tựu đạt được trong việc triển khai thỏa thuận hợp tác giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn, nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh, góp phần vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, tháng 11/2021 tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo (Quan Sơn) đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn giai đoạn 2021-2025.

Việc ký kết thỏa thuận hợp tác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần củng cố thêm tình hữu nghị, mối quan hệ son sắt, bền chặt giữa hai tỉnh, qua đó tiếp tục khẳng định “Việt - Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long".

Ngọc Huấn - Kiều Huyền


Ngọc Huấn - Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]