Chặng đường 57 năm ASEAN: Tự cường trong thế giới nhiều biến động
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo ASEAN tại Phiên họp hẹp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42, ngày 11/5/2023 ở Labuan Bajo, Indonesia. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Kể từ Tuyên bố Bangkok ngày 8/8/1967 đánh dấu thời điểm ra đời, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã phát triển thành một tổ chức khu vực năng động và có ảnh hưởng với những thành công trong hội nhập kinh tế, giao lưu văn hóa và hợp tác chính trị giữa các quốc gia thành viên.
Suốt 57 năm qua, ASEAN luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác và đoàn kết khu vực.
Nguyên tắc này đã định hướng cho sự phát triển của ASEAN và chính sách của các quốc gia thành viên, cũng là nền tảng cho sức mạnh của ASEAN, đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn như cuộc chiến chống COVID-19.
Mặc dù phải đối mặt với những thách thức như chênh lệch kinh tế, khác biệt chính trị và áp lực bên ngoài, ASEAN vẫn duy trì được sự phù hợp và gắn kết vì lợi ích chung với cách tiếp cận đoàn kết và trung lập.
Các nước ASEAN đã chia sẻ, tận dụng hiệu quả các cơ hội hợp tác trong mua sắm và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine để cùng nhau vượt qua đại dịch. Hiện ASEAN có nhiều cơ chế hợp tác, tham vấn giữa các quốc gia thành viên, cũng như với các đối tác bên ngoài nhằm thu hẹp khoảng cách và khác biệt, đồng thời xây dựng lòng tin, uy tín, tình hữu nghị và đoàn kết.
Mặc dù phải đối mặt với những thách thức như chênh lệch kinh tế, khác biệt chính trị và áp lực bên ngoài, ASEAN vẫn duy trì được sự phù hợp và gắn kết vì lợi ích chung với cách tiếp cận đoàn kết và trung lập.
Trong bối cảnh thế giới ngày càng phân cực trước những cuộc cạnh tranh địa kinh tế, địa chính trị mạnh mẽ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn, ASEAN đã nỗ lực bảo đảm tính tự chủ, tự cường, duy trì lập trường trung lập; thể hiện bản lĩnh vững vàng, đoàn kết, tuân thủ tôn chỉ và nguyên tắc của các cơ chế ASEAN, tranh thủ sự hợp tác với các đối tác.
ASEAN đã ứng xử khôn khéo, hiệu quả thông qua cách tiếp cận cân bằng, hài hòa trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc hoạt động cũng như quy trình thủ tục của các cơ chế, diễn đàn do ASEAN khởi xướng và có sự tham gia của các nước lớn như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và các nước đối thoại (ADMM+).
Qua đó, đồng thời thể hiện quan điểm độc lập và trung lập, mong muốn các nước lớn cạnh tranh lành mạnh, có trách nhiệm, cùng đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới.
Ông Beni Sukadis, chuyên gia, điều phối viên của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược Indonesia (Lesperssi), cho rằng: “Cách tiếp cận tự cường, không liên kết này đã cho phép ASEAN tập trung vào sự ổn định và phát triển của khu vực mà không bị lôi kéo vào các cuộc xung đột bên ngoài.”
Trong khi đó, chuyên gia người Thái Lan về quan hệ quốc tế ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương Kavi Chongkittavorn nhấn mạnh các nước ASEAN đã thể hiện rõ ràng tinh thần đoàn kết trước những thách thức ngày càng tăng về tình hình địa chính trị và sự cạnh tranh giữa các cường quốc thế giới. Sự đoàn kết, thống nhất này đã được khẳng định bất chấp những khác biệt về quan điểm đối với một số vấn đề khu vực và toàn cầu, mới nhất là tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các hội nghị liên quan, diễn ra tại thủ đô Vientiane (Lào) cuối tháng Bảy vừa qua.
Phong cách ngoại giao của khối được mô tả là “cách thức ASEAN,” một phương pháp ra quyết định nhấn mạnh vào việc không can thiệp, đồng thuận và ngoại giao dấu ấn riêng, góp phần đưa ảnh hưởng và vai trò ngày càng tăng của hiệp hội như một thực thể địa chính trị lớn.
ASEAN đang tiếp tục bứt phá, phát huy mạnh mẽ nội lực của một cộng đồng tự cường và gắn kết, khẳng định vai trò và trách nhiệm với chính sự phát triển của khu vực.
ASEAN đang tiếp tục bứt phá, phát huy mạnh mẽ nội lực của một cộng đồng tự cường và gắn kết, khẳng định vai trò và trách nhiệm với chính sự phát triển của khu vực.
Do vậy, ASEAN luôn hướng tới một tư duy mới, đưa lợi ích khu vực trở thành một bộ phận của lợi ích mỗi quốc gia thành viên và là một phần không thể tách rời của tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Theo ông Beni Sukadis, thời gian gần đây, các nước ASEAN đã tiếp tục liên kết lợi ích quốc gia với các mục tiêu của khu vực. Điều này thể hiện rõ trong các sáng kiến thuộc khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), với mục đích tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất, tăng cường hội nhập kinh tế và khả năng cạnh tranh.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thương mại phục hồi chậm, bất ổn địa chính trị ngày càng phức tạp, ASEAN vẫn tiếp tục được đánh giá là một cộng đồng phát triển ổn định, khẳng định vai trò là tâm điểm của tăng trưởng.
Khu vực này tiếp tục là điểm sáng tăng trưởng kinh tế, trung tâm mạng lưới hiệp định thương mại tự do (FTA); trung tâm cơ chế hợp tác khu vực quan trọng như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS...
Trên thực tế, mạng lưới 8 hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và 7 FTA với các đối tác quan trọng, trong đó Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), đã tạo nên khu vực thương mại tự do chiếm 30% dân số thế giới và 32% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Bên cạnh đó, những nỗ lực chung của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia như biến đổi khí hậu, quản lý thảm họa, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số... là những minh chứng cam kết liên tục và có tính tiếp nối trong việc hài hòa lợi ích quốc gia và khu vực.
Trả lời phóng viên tại Jakarta, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết ASEAN xác định, hợp tác, kết nối về kinh tế sẽ giúp hiệp hội tăng cường sức mạnh nội khối, trong đó hướng tới mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, là những thách thức hiện nay của khu vực.
Hướng tới một tương lai phát triển bền vững, ASEAN cam kết phát triển theo hướng tập trung vào các hoạt động xuyên suốt về kinh tế tuần hoàn và trung hòa carbon. Kế hoạch thực hiện Khung kinh tế tuần hoàn cho AEC, cũng như Chương trình công tác tương ứng để hỗ trợ thực hiện Khung kinh tế tuần hoàn, là chìa khóa để đạt được một tương lai bền vững cho ASEAN.
Để hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, thích ứng và phù hợp hơn, đồng thời duy trì sự thống nhất, đoàn kết và vai trò trung tâm của mình, ASEAN đã thành lập Nhóm đặc trách cao cấp (HLTF) về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN tới năm 2045 nhằm đưa ra các khuyến nghị, đề xuất để các nhà lãnh đạo thông qua vào năm 2025, giúp ASEAN trở nên vững mạnh hơn, sẵn sàng ứng phó với các thách thức trong tương lai.
ASEAN nhận diện các thách thức trong thời gian tới gồm các nguy cơ suy thoái kinh tế, khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực, cạnh tranh nước lớn, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, dịch bệnh, môi trường, biến đổi khí hậu...
Hiệp hội đang nỗ lực chung tay ứng phó, tạo nên một sức mạnh nội lực, khẳng định sự tự cường, tạo tiền đề vững chắc vì một ASEAN hòa bình, ổn định và thịnh vượng./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-20 09:39:00
Năm 2025 - Sự khởi đầu cho giai đoạn phát triển mới của đất nước Nga
-
2024-12-19 13:30:00
Brexit “thổi bay” hơn 30 tỷ USD thương mại của Anh chỉ trong hai năm đầu
-
2024-08-02 13:22:00
Tình hình khu vực Trung Đông đang trở nên căng thẳng chưa từng có
Nhật Bản có nguy cơ đối mặt với năm nóng nhất từ trước đến nay
Ngày này năm xưa: Bão “Pablo” tấn công Philippines khiến hơn 1.000 người thiệt mạng
Philippines tưởng niệm các nạn nhân 10 năm sau cơn bão Haiyan
Ngày này cách đây 163 năm: Abraham Lincoln trở thành Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ
Ngày quốc tế bất bạo động (2/10): Đảm bảo một nền văn hóa hòa bình, khoan dung, hiểu biết và bất bạo động
Nhìn lại cuộc đảo chính của Thái Lan vào đêm 19-9-2006
Lehman Brothers sau 15 năm tuyên bố phá sản
“Đứa trẻ kỳ diệu” của nước Mỹ trong vụ rơi máy bay đáng sợ nhất lịch sử hàng không
Kênh đào Panama – tuyến đường biển quan trọng trong việc giao thương hàng hóa giữa hai đại dương