Cầu nối giữa cung và cầu lao động
Xác định đẩy mạnh đào tạo nghề là một trong những giải pháp trọng tâm để nâng cao trình độ lao động và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, huyện Yên Định đã và đang tập trung cho công tác này, tạo cầu nối giữa cung và cầu lao động.
Lớp học nghề may công nghiệp tại xã Quý Lộc.
Nhận thức được vai trò của đào tạo nghề trong nâng cao năng lực lao động, huyện Yên Định đã tích cực triển khai nhiều chương trình đào tạo nghề, trong đó chú trọng đến các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, như Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đồng thời, dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để lựa chọn nghề truyền thống và những nghề phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và có tiềm năng thu hút nhiều lao động vào các vị trí việc làm đa dạng.
Bên cạnh đó, thông qua mạng lưới trung tâm học tập cộng đồng tại các xã và thị trấn, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền và định hướng để người dân lựa chọn nghề phù hợp. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện được giao nhiệm vụ quản lý và tổ chức hiệu quả các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, giáo dục nghề cho học sinh THCS và THPT. Đồng thời, chú trọng thực hiện phân luồng học sinh sau THCS theo Đề án 522 của Chính phủ để nâng cao tỷ lệ học sinh theo học nghề và tham gia thị trường lao động sau tốt nghiệp. Ngoài ra, các chương trình, đề án và chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động, tạo việc làm cũng được huyện triển khai đồng bộ, hiệu quả.
Là đơn vị nòng cốt trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn và giảng dạy văn hóa, nghề nghiệp cho học sinh, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Yên Định không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Với mô hình kết hợp giữa dạy văn hóa và liên kết đào tạo nghề, hiện trung tâm có hơn 600 học sinh theo học, mỗi năm cung ứng từ 150 - 200 học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề cho thị trường lao động. Nhằm gắn dạy nghề với giải quyết việc làm cho học sinh sau tốt nghiệp, cũng như cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho doanh nghiệp, trung tâm đã hợp tác với Trường Cao đẳng Công nghệ Kinh tế và Chế biến lâm sản trong đào tạo và gia công các sản phẩm mộc, kỹ thuật điêu khắc gỗ và quản trị mạng máy tính. Riêng đối với nghề mộc và điêu khắc gỗ, trung tâm cam kết đảm bảo đầu ra và thu nhập cho 100% học sinh sau khi tốt nghiệp.
Nhận thấy các ngành như điện công nghiệp, may công nghiệp và thiết kế thời trang có nhu cầu lớn về lao động và đảm bảo cơ hội việc làm, trung tâm đã phối hợp với Trường Cao đẳng Bách khoa Việt Nam để đào tạo các ngành này. Đặc biệt, trên địa bàn huyện hiện có 3 doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài là Công ty TNHH May TANHSU thuộc Tổng Công ty May Tiên Sơn, Công ty TNHH Giày Alena Việt Nam và Công ty TNHH Dệt kim Jasan Thanh Hóa, đều có nhu cầu tuyển dụng lao động số lượng lớn. Ngoài ra, trung tâm còn liên kết với Trường Trung cấp Công nghệ và Y dược Miền Trung để đào tạo tiếng Nhật và công nghệ thông tin. Hai ngành học này hiện thu hút hơn 100 học sinh, hứa hẹn cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước nguồn lao động có trình độ cao, đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp và nhà tuyển dụng.
Sau một thời gian triển khai đào tạo nghề, Yên Định đã thu được kết quả đáng khích lệ. Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Yên Định Nguyễn Thị Mai cho biết: Từ việc đào tạo nghề bài bản, nhiều lao động đã tìm được việc làm ổn định, nhiều người còn khởi nghiệp với mô hình sản xuất, kinh doanh nhỏ như mở xưởng may, dịch vụ sửa chữa điện, xe máy... Bên cạnh đó, huyện còn đào tạo nghề nông nghiệp, giúp bà con áp dụng các kỹ thuật canh tác mới, giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu, tăng năng suất và bảo vệ môi trường. Các mô hình kinh tế như trồng cây ăn quả, nuôi thủy sản theo chuẩn VietGAP đang dần được nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ sau khi được đào tạo nghề đã liên kết thành lập HTX hoặc tham gia vào các làng nghề truyền thống của địa phương. Đây là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhờ có nghề phụ, nhiều gia đình đã cải thiện thu nhập và đóng góp tích cực vào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
Những kết quả đạt được từ công tác đào tạo nghề tại huyện Yên Định đã và đang góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động, gia tăng việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều hộ gia đình. Tuy vẫn còn một số thách thức cần giải quyết, nhưng với sự quyết tâm và đồng lòng của chính quyền, người dân, đào tạo nghề sẽ góp phần đưa Yên Định tiến gần hơn đến mục tiêu phát triển bền vững.
Bài và ảnh: Chi Phạm
{name} - {time}
-
2024-12-11 20:21:00
Thị trường lịch Tết Ất Tỵ 2025 - Mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lý
-
2024-12-11 16:51:00
Nhân Đại hội Đoàn Luật sư tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029: Khẳng định vị thế trong hoạt động nghề nghiệp, góp phần bảo vệ công lý
-
2024-10-20 11:16:00
Giảm thiểu tình trạng bạo lực thể chất đối với trẻ em
“Bóng hồng” sau siêu bão (Bài 3): Sức mạnh của “phái yếu”
Công đoàn Thanh Hóa tổ chức nhiều hoạt động chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam
Xi măng Long Sơn và Báo Thanh Hóa mang niềm vui đến với các gia đình gặp khó khăn về nhà ở
Mẹ đỡ đầu - kết nối yêu thương những mảnh đời bất hạnh
Hiện thực hóa giấc mơ an cư
“Ngôi nhà” an toàn của động vật hoang dã
Giá hoa tăng cao gấp 3 lần trong dịp 20/10
Lòng tốt!
Như Thanh tuyên truyền về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em