(Baothanhhoa.vn) - Nhằm xây dựng môi trường sống ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, Hội LHPN TP Sầm Sơn đã triển khai nhiều mô hình bảo vệ môi trường thiết thực, hiệu quả. Trong đó, mô hình “Biến rác thải nhựa thành tiền” gây quỹ “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” (gọi tắt là mô hình “Biến rác thải nhựa thành tiền") không chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn tạo thêm nguồn quỹ hỗ trợ, động viên hội viên phụ nữ, trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

“Biến rác thải nhựa thành tiền” - “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”

Nhằm xây dựng môi trường sống ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp, Hội LHPN TP Sầm Sơn đã triển khai nhiều mô hình bảo vệ môi trường thiết thực, hiệu quả. Trong đó, mô hình “Biến rác thải nhựa thành tiền” gây quỹ “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” (gọi tắt là mô hình “Biến rác thải nhựa thành tiền") không chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn tạo thêm nguồn quỹ hỗ trợ, động viên hội viên phụ nữ, trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

“Biến rác thải nhựa thành tiền” - “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”Mô hình “Biến rác thải nhựa thành tiền” gây quỹ “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” của Chi hội phụ nữ phường Trường Sơn (TP Sầm Sơn).

Đã thành thói quen, cứ ngày 28 hằng tháng, các hội viên Hội LHPN phường Trung Sơn lại mang rác thải có thể tái chế thu gom từ gia đình ra nhà văn hóa tổ dân phố để tập trung phân loại và bán cho đơn vị thu mua. Chị Mỹ Hương, tổ dân phố Quang Giáp, phường Trung Sơn cho biết: "Các gia đình đã thực hiện phân loại rác thải tại nguồn từ trước, nên khi triển khai mô hình khá thuận lợi. Đối với rác vô cơ không tái chế được thì để vào đúng nơi quy định để đội thu gom rác của xã đưa ra lò đốt; rác hữu cơ được xử lý ngay tại hộ gia đình bằng mô hình có nắp đậy; rác vô cơ tái chế (vỏ lon, chai nhựa, giấy, bìa các loại...) chị em sẽ tự thu gom, bán lấy tiền gây quỹ; mọi việc đều có sự giám sát của trưởng khu phố".

Chị Nguyễn Thị Hà, Chủ tịch Hội LHPN phường Trung Sơn cho biết: "Khi triển khai mô hình “Biến rác thải nhựa thành tiền”, mục tiêu của chúng tôi đưa ra là tuyên truyền, vận động để hội viên phụ nữ chủ động phân loại rác thải hằng ngày, hằng tuần và hằng tháng; thu gom các loại rác thải có thể tái chế được, bán lấy tiền gây quỹ để trao tặng những phần quà yêu thương cho phụ nữ và trẻ em nghèo. Hiện, mô hình đã được triển khai đồng loạt ở 10 chi hội tổ dân phố; chị em rất hào hứng tham gia, mô hình đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, bình quân mỗi chi hội thu được 200.000 đồng/tháng. Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đã xây dựng được nguồn quỹ trên 8 triệu đồng".

Nhận thấy ý nghĩa tích cực của mô hình, việc thu gom, phân loại rác thải đã trở thành thói quen của cán bộ, hội viên chi hội phụ nữ tổ dân phố Tài Lộc, phường Trường Sơn. Bởi, những việc làm nhỏ của hội viên không chỉ góp phần hạn chế rác thải ra môi trường, mà còn có thể giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Sau hơn 7 tháng triển khai, cán bộ, hội viên phụ nữ tổ dân phố Tài Lộc đã đặt 3 khung sắt đựng rác thải tái chế tại khu vực nhà văn hóa, khu du lịch Vinh Sơn; đã tiến hành mở thùng, bán phế liệu 7 đợt, tổng số tiền thu được trên 1,5 triệu đồng. Chị Văn Thị Nga, chi hội trưởng Tổ dân phố Tài Lộc chia sẻ: "Triển khai mô hình “Biến rác thải nhựa thành tiền”, các chị em luôn nhắc nhở nhau, dù ít hay nhiều đều đáng quý, do vậy, trong ngày tổ chức thu gom đều cử chị em ghi chép công khai, rõ ràng: số lượng, giá thành, quy ra tiền để mọi người đều biết. Sau đó, trong buổi sinh hoạt chi hội, thông báo tổng số tiền được tặng cho hội viên và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình. Từ số tiền gom được, vào dịp Tết Nguyên đán 2024, chi hội đã tặng 5 suất quà cho hội viên phụ nữ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mỗi suất trị giá 200.000 đồng".

Nhằm thay đổi nhận thức của cán bộ, hội viên và Nhân dân trong việc tự giác phân loại rác thải sinh hoạt tại gia đình, tháng 10/2023, Hội LHPN TP Sầm Sơn đã chỉ đạo các cơ sở hội thành lập mô hình “Biến rác thải nhựa thành tiền” phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Hội cũng đã đưa các chỉ tiêu của mô hình là một trong những nội dung đánh giá xếp loại thi đua hằng năm. Đồng thời, hướng dẫn cho hội viên, phụ nữ tại các hội cơ sở phân loại và thu gom rác thải. Căn cứ trên số lượng rác thu gom được, các chi hội sẽ chọn thời điểm xuất bán, tạo nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động an sinh xã hội. Đến nay, toàn thành phố đã thành lập được 40 mô hình tại 8 phường với tổng số quỹ xây dựng được trên 65 triệu đồng. Từ số tiền thu được, các cấp hội có thêm nguồn kinh phí để triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, nhân văn như: thăm, tặng quà cho hội viên phụ nữ nghèo, các đối tượng yếu thế; trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi; hỗ trợ cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn...

Đồng chí Lê Thị Thanh, Phó Chủ tịch Hội LHPN TP Sầm Sơn cho biết: Mô hình “Biến rác thải nhựa thành tiền” không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn. Qua đó, khẳng định vai trò của đội ngũ cán bộ hội phụ nữ trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương được phát huy, đóng góp tích cực vào XDNTM, đô thị văn minh sáng - xanh - sạch - đẹp.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]