(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa hiện đang quản lý 329.824 đối tượng người có công, trong đó có 4.424 Mẹ Việt Nam Anh hùng (hiện có 208 mẹ còn sống), hơn 56.000 liệt sĩ; gần 46.000 thương binh, hơn 16.000 bệnh binh, 2.000 cán bộ lão thành cách mạng, gần 600 cán bộ tiền khởi nghĩa, gần 300 ân nhân cách mạng, gần 1.500 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, có trên 203.000 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc và làm nhiệm vụ quốc tế.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”

Thanh Hóa hiện đang quản lý 329.824 đối tượng người có công, trong đó có 4.424 Mẹ Việt Nam Anh hùng (hiện có 208 mẹ còn sống), hơn 56.000 liệt sĩ; gần 46.000 thương binh, hơn 16.000 bệnh binh, 2.000 cán bộ lão thành cách mạng, gần 600 cán bộ tiền khởi nghĩa, gần 300 ân nhân cách mạng, gần 1.500 người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, có trên 203.000 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc và làm nhiệm vụ quốc tế.

Đại diện lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trao giấy khen cho người có công tiêu biểu nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ. Ảnh: Trường Giang

Để công tác chăm sóc người có công đạt kết quả tốt, hàng năm công tác xã hội hóa được thực hiện sâu rộng, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội; đồng thời các ngành chức năng trong tỉnh thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công với nước. Từ nguồn ngân sách Trung ương cấp, kết hợp với nguồn của địa phương, ngành lao động - thương binh và xã hội (LĐTB&XH) đã hướng dẫn, chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tu sửa, nâng cấp các công trình tưởng niệm liệt sĩ bảo đảm khang trang, sạch đẹp. Những tình cảm, hoạt động chăm sóc người có công ngày càng phát triển, có sức lan tỏa và được cộng đồng xã hội hưởng ứng dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú và thiết thực. Đặc biệt, các chương trình: Nhà tình nghĩa, quỹ đền ơn, đáp nghĩa; sổ tiết kiệm tình nghĩa; chăm sóc thương binh nặng, chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn; con liệt sĩ mồ côi; phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng... luôn được các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở triển khai một cách đồng bộ, đạt kết quả.

Để có nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác “Đền ơn, đáp nghĩa”, từ năm 2013 đến nay, quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” các cấp đã nhận được sự quan tâm ủng hộ của các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân trong tỉnh với số tiền gần 85 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này cùng với các nguồn kinh phí hỗ trợ khác, toàn tỉnh đã hỗ trợ xây 1.500 nhà tình nghĩa với tổng kinh phí gần 29 tỷ đồng, tặng 908 sổ tiết kiệm tình nghĩa với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể ở các địa phương trong tỉnh thường xuyên thăm hỏi, động viên, giúp đỡ, chăm sóc các thân nhân liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, hàng ngàn gia đình chính sách thuộc diện hộ nghèo được ưu tiên vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, được hỗ trợ về con giống... Những hoạt động thắm đượm tình nghĩa ấy ngoài đem lại sự giúp đỡ thiết thực về vật chất, cải thiện và nâng cao mức sống còn làm ấm lòng các gia đình chính sách, người có công.

Công tác chăm sóc người có công đã nhận được sự tham gia tích cực của các ngành, đơn vị, địa phương. Đơn cử như: Xã Hoằng Trung (Hoằng Hóa), có gần 700 hộ gia đình chính sách và người có công với cách mạng, phần lớn các gia đình đều tham gia sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc cấp ruộng tốt, ruộng gần. Trong những năm qua chính quyền xã đã giảm thuế nông nghiệp cho trên 300 hộ chính sách. Bên cạnh đó, chính quyền xã Hoằng Trung còn ưu tiên cấp đất, vay vốn đầu tư sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi cho các hộ gia đình chính sách. Hiện nay, gia đình chính sách trong xã có nhà ở kiên cố, đời sống vật chất cao hơn mức sống của người dân địa phương. Xã Thanh Sơn (Tĩnh Gia) hiện đang chi trả trợ cấp cho trên 600 đối tượng chính sách và người có công với cách mạng. Đi đôi với phát triển kinh tế, cấp ủy đảng, chính quyền xã Thanh Sơn luôn chú trọng công tác đền ơn, đáp nghĩa, đảm bảo cho gia đình chính sách đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Đến nay, 100% số hộ chính sách đã có nhà ở kiên cố, được ưu tiên cấp đất ở, đất sản xuất nông nghiệp. Đời sống của gia đình chính sách cao hơn mức sống bình quân của nhân dân địa phương... Cùng với các địa phương, các doanh nghiệp cũng đã thường xuyên tham gia thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tiêu biểu như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty CP Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa, Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn, Công ty CP Mía đường Lam Sơn; Công ty CP Xây lắp điện lực Thanh Hóa...

Ý thức sâu sắc về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp, sự đùm bọc của nhân dân, nhiều anh chị em thương binh, bệnh binh đã nỗ lực khắc phục khó khăn, mạnh dạn thâm nhập thị trường đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh đúng hướng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm cho người lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Trong đó đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương rất đáng khâm phục, tiêu biểu như các thương binh Nguyễn Thị Tâm (thương binh hạng 4/4), Giám đốc Công ty CP Thương mại Thanh Tâm (Yên Định); Lê Đình Khánh (thương binh 4/4), Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Khánh Thành, phường Đông Hưng (TP Thanh Hóa); Lê Hồng Đức (bệnh binh 2/3), Giám đốc Công ty TNHH Phúc Thắng, xã Hoằng Phúc (Hoằng Hóa)... đã vượt qua khó khăn, tạo dựng cơ nghiệp, phát triển kinh tế để làm giàu cho bản thân, gia đình và tạo việc làm cho nhiều người khác. Những kết quả mà những thương binh, gia đình liệt sĩ đạt được có thể chưa lớn nhưng mang nhiều ý nghĩa đáng trân trọng, khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với chính sách người có công.

Có thể nói, công tác chăm sóc người có công ở tỉnh ta trong thời gian qua đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia. Những hoạt động tích cực ấy đã tạo điều kiện cho hàng vạn hộ chính sách vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Đến nay, toàn tỉnh không còn hộ đói thuộc diện chính sách, trên 98% hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức bình quân người dân nơi cư trú. Để phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” tiếp tục phát huy hiệu quả, ông Dương Văn Huệ, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH cho biết: Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn dân đối với công tác chăm sóc người có công, thời gian tới, ngành LĐTB&XH tiếp tục huy động mọi nguồn lực xã hội, đẩy mạnh vận động toàn dân tham gia xây dựng Quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”, góp phần hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở, phát triển sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; tập trung giải quyết những hồ sơ đề nghị xác nhận là người có công với cách mạng còn tồn đọng; phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin; cung cấp, chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ và nghĩa trang liệt sĩ với cơ quan quân đội để hoàn thiện việc giải mã phiên hiệu, ký hiệu đơn vị, phục vụ công tác báo tin về liệt sĩ; tăng cường kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người có công, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, giải quyết kịp thời các đơn, thư của công dân về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]