(Baothanhhoa.vn) - Ngay tựa đề cuốn sách, tác giả Jason Schenker - chuyên gia dự báo, nhà tương lai học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thị trường tài chính đã chỉ ra tác động của COVID-19 có thể sẽ phủ bóng theo cả hai chiều hướng xấu và tốt trong suốt nhiều năm và nhiều thập niên tới đây. Đặc biệt nó tác động đến cách thức chúng ta làm việc, nơi chúng ta sống và diện mạo của những ngành nghề khác nhau trong tương lai.

Đọc “Tương lai sau đại dịch COVID” để thay đổi và thích ứng

Ngay tựa đề cuốn sách, tác giả Jason Schenker - chuyên gia dự báo, nhà tương lai học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thị trường tài chính đã chỉ ra tác động của COVID-19 có thể sẽ phủ bóng theo cả hai chiều hướng xấu và tốt trong suốt nhiều năm và nhiều thập niên tới đây. Đặc biệt nó tác động đến cách thức chúng ta làm việc, nơi chúng ta sống và diện mạo của những ngành nghề khác nhau trong tương lai.

Đọc “Tương lai sau đại dịch COVID” để thay đổi và thích ứng

Từ chính kinh nghiệm của bản thân, ông chia sẻ: “Năm 2021, trong thời kỳ suy thoái, tôi đã phải làm phục vụ bàn. Đó là loại công việc chỉ cần đào tạo tối thiểu, và nếu bạn làm việc chăm chỉ, bạn có thể kiếm được khoản thu nhập kha khá để duy trì nhu cầu cơ bản. Nhưng hiện giờ, trong kỷ nguyên của đại dịch COVID-19, nghề phục vụ bàn là một lựa chọn không ổn lắm. Tôi tự hỏi mình sẽ làm gì hôm nay nếu là một sinh viên mới hay sắp tốt nghiệp tham gia vào thị trường việc làm đang bị đóng băng do ảnh hưởng của COVID-19 và chỉ có một mạng lưới quan hệ, kinh nghiệm làm việc hay các kỹ năng chuyên nghiệp tương đối hạn chế”. Khi đại dịch COVID-19 đến mang theo những thảm họa làm lung lay các đế chế kinh tế, đe dọa sinh kế người dân và nhanh chóng làm thay đổi toàn bộ đời sống xã hội ở quy mô chưa từng có. Từ đó, nhiều câu hỏi được đặt ra như: Những quy định mới về phong tỏa và giãn cách xã hội liệu có thể làm gia tăng thói quen làm việc từ xa, góp phần phổ biến phương tiện viễn thông? Đại học có lẽ sẽ phần nào từ bỏ lối “phường hội làm nghề thời Trung cổ”, đi theo hướng năng động hơn và trực tuyến nhiều hơn? Lĩnh vực nào sẽ ngày càng thấm đòn, và được dự báo sẽ không thể gượng dậy?.

“Tương lai sau đại dịch COVID” (NXB Thế giới, Trịnh Vĩnh Lộc dịch) như một tấm bản đồ dẫn đường trong một trật tự thế giới mới được thiết lập sau đại dịch, vốn còn rất mơ hồ với hầu hết mọi người. Ở đó là nỗi lo về tương lai của việc làm, các nhóm ngành chăm sóc sức khỏe, chuỗi cung ứng và phương thức làm việc từ xa rất có thể sẽ là thường xuyên và lâu dài. Bởi, xu hướng việc làm từ xa giúp giảm thiểu chi phí hoạt động của công ty, gia tăng mức độ hài lòng và tính linh hoạt của người lao động. Tương lai của ngành nông nghiệp: một vấn đề mà bấy lâu chưa được coi là “vấn đề”, khi nguồn thực phẩm mặc định là sẵn có, với nguồn cung ứng dồi dào. “Tôi kỳ vọng chúng ta được thấy thêm nhiều người hơn nữa sẽ làm trong nghề nông trong mấy năm tới đây, và có khả năng là trong suốt thập niên này”. Du lịch và giải trí đã và đang hứng chịu hậu quả nặng nề, ngay cả khi đại dịch qua đi, và rất có thể loại hình “kỳ nghỉ tại chỗ” sẽ trở thành xu hướng mới trong ngắn hạn và trung hạn. Hay tương lai của giáo dục liệu có một xu hướng chuyển dịch thực sự sang phương thức học trực tuyến, thay vì chỉ là giải pháp tạm thời trong giai đoạn phong tỏa và giãn cách xã hội? Ngoài ra, những vấn đề hệ trọng khác ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách quốc gia và quan hệ quốc tế, vấn đề tài khóa, thuế quan, chính trị, an ninh,... cũng được tác giả đưa ra bàn luận.

Chỉ sau một thời gian ngắn kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra, từ thực tế của những nhóm ngành, tác giả đã đưa ra những dự báo với nhiều kịch bản khác nhau, rành rõ nhóm ngành nào đang phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, đến mức nhiều doanh nghiệp và người lao động được dự báo sẽ chuyển đổi nghề nghiệp. Những sinh mạng đã mất, sự đau khổ của người còn sống, hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải, nền kinh tế khu vực bị tàn phá, nợ quốc gia tăng và các nghĩa vụ chi trả của ngân hàng Trung ương lớn, nỗi đau mất việc, thấp thỏm sinh kế.

Ngược lại, cũng dự báo sự “kỳ vọng” về những lĩnh vực có thể trụ vững, phất lên, và ngày càng giữ vai trò thiết yếu trong bối cảnh dư chấn của đại dịch còn kéo dài. Cái giá mà rốt cuộc chúng ta sẽ phải trả cho những lợi ích thu được từ đại dịch COVID-19 có thể là quá cao. Chúng ta có thể thay đổi hành vi, phương thức như chăm sóc sức khỏe, công việc từ xa, giáo dục trực tuyến... nhưng điều mất mát là quá lớn.

Tuy vậy, không quá bi quan về tương lai, tác giả cuốn sách đã đi từ đời sống sinh động của nước Mỹ nói riêng, sự thay đổi chung của tất cả các quốc gia để từ đó có những phân tích thật rõ ràng. Đại dịch COVID-19 đến kéo đi rất nhiều những cái gì vốn gọi là truyền thống, thay vào đó là buộc con người ta phải thay đổi. Sự thay đổi bất đắc dĩ nhưng là cần thiết. Quá trình thanh lọc hoặc diễn ra từ từ, nhưng cũng có thể ngay và luôn, con người là chủ thể chịu trách nhiệm và gánh vác.

Với mục tiêu “dành cho những ai đang chuẩn bị cho tương lai hậu COVID-19”, 230 trang cuốn sách giúp người đọc nhìn thẳng vào thực tế, để chấp nhận và đón đợi mọi sự thay đổi. Kể cả, khi cân nhắc những lựa chọn cá nhân, mỗi người cũng nên “suy nghĩ như một nhà kinh tế học” để hạn chế những rủi ro có thể tránh được trong bối cảnh đại dịch sẽ còn diễn biến phức tạp. Và quan trọng hơn “Bạn cần phải bước lên để trở nên nổi bật”. Chủ động bước đi là cách mà mỗi chúng ta đối mặt với hiện tại và tương lai sau đại dịch COVID-19.

Cuốn sách không phải là lời cảnh tỉnh, đơn giản chỉ là một cách hoạch định, giúp một ai đó không đi chệch đường ray để bắt nhịp với xu thế của thế giới hiện tại.

Kiều Huyền



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]