(Baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, động lực to lớn, là sức mạnh nội sinh quan trọng. Với xứ Thanh – nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ, mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, theo thời gian, ngành văn hóa luôn nỗ lực phấn đấu, tận lực, tận tâm cống hiến nhằm kế thừa và phát huy giá trị, truyền thống tốt đẹp ấy nhằm góp phần xây dựng, phát triển bền vững, hướng tới khát vọng thịnh vượng của quê hương, đất nước.

Để làm tròn sứ mệnh của đội quân xung kích trên mặt trận văn hóa

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, động lực to lớn, là sức mạnh nội sinh quan trọng. Với xứ Thanh – nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ, mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, theo thời gian, ngành văn hóa luôn nỗ lực phấn đấu, tận lực, tận tâm cống hiến nhằm kế thừa và phát huy giá trị, truyền thống tốt đẹp ấy nhằm góp phần xây dựng, phát triển bền vững, hướng tới khát vọng thịnh vượng của quê hương, đất nước.

Để làm tròn sứ mệnh của đội quân xung kích trên mặt trận văn hóaTiết mục biểu diễn trong Liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII với chủ đề “Sáng mãi niềm tin theo Đảng” năm 2020.

Trên nền tảng giá trị lịch sử - văn hóa vững bền, những năm qua, với sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành cùng sự nỗ lực, cống hiến bền bỉ của các thế hệ, ngành văn hóa tỉnh Thanh Hóa đã gặt hái được những kết quả nổi bật, đáng kích lệ, như: Đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng lên; nguồn lực đầu tư phát triển văn hóa tăng so với giai đoạn trước; chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh văn hóa, nhất là gắn với phát triển kinh tế du lịch; nhiều di sản văn hóa được bảo tồn, phát huy và đang dần trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở được đẩy mạnh; phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng phát triển từ tỉnh đến cơ sở; việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội bước đầu đã tạo nhiều chuyển biến tích cực... Đặc biệt, việc xây dựng hình ảnh con người Thanh Hóa thời kỳ mới được chú trọng, hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện về “đức, trí, thể, mỹ”, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh và đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành văn hóa vẫn không tránh khỏi một số tồn tại, hạn chế như: chất lượng văn hóa chưa được nâng cao, chưa phát huy hết tiềm năng, giá trị văn hóa trong phát triển du lịch; một số thủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại; hạ tầng thiết chế văn hóa trọng điểm của tỉnh chậm được đầu tư, đặc biệt là chưa có các công trình văn hóa lớn, tiêu biểu mang tầm cỡ quốc gia và khu vực; cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa từ tỉnh đến cơ sở đầu tư chưa đồng bộ; chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các danh hiệu văn hóa chưa đi vào chiều sâu và phát triển bền vững...

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. “Với những gì Thanh Hóa đang sở hữu, chúng ta có thể tự tin khẳng định rằng: Mảnh đất thang mộc, đất căn bản này đã và đang hội tụ những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của tỉnh và đất nước, “tạo nền tảng để tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn về văn hóa của khu vực và cả nước” theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” - ông Đỗ Quang Trọng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa khẳng định. Trong đó, ngành văn hóa chính là đội quân xung kích, mũi nhọn trong việc triển khai, thực hiện.

Để hiện thực hóa mục tiêu, khát vọng ấy, trong thời gian tới, ngành văn hóa tỉnh Thanh Hóa cần thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương Thanh Hóa; đưa yếu tố văn hóa vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội; tăng cường công tác đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong tình hình mới; đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; tiếp tục quảng bá mạnh mẽ hình ảnh tốt đẹp về truyền thống lịch sử, văn hóa vùng đất và con người Thanh Hóa.

Xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW, gắn quy hoạch văn hóa với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kết luận số 76-KL/TW ngày 4-6-2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; triển khai thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị.

Đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, điện ảnh, chiếu phim, trong đó chú trọng xây dựng các vở diễn, chương trình nghệ thuật đặc sắc; đổi mới mô hình sân khấu chiều thứ bảy, chương trình sân khấu thiếu nhi; xây dựng mô hình sân khấu học đường, nhất là các loại hình nghệ thuật truyền thống, dân ca, dân vũ. Mở rộng quy mô, nâng tầm hoạt động chuyên nghiệp và phát huy thế mạnh của loại hình nghệ thuật truyền thống (tuồng, chèo, cải lương, dân ca, dân vũ), đưa loại hình này vào hoạt động du lịch và trở thành “đặc sản văn hóa” đối với khách du lịch mỗi khi đến với xứ Thanh, góp phần đổi mới hoạt động và làm cho sân khấu của các nhà hát luôn sáng đèn.

Xây dựng triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát huy các giá trị truyền thống của con người Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Cùng với đó, việc gìn giữ và phát huy thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp có tính đặc thù của Thanh Hóa, ngăn chặn đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, hủ tục lạc hậu; đấu tranh phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội cần được chú trọng. Việc nâng cao kết quả và chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình, làng, bản, tổ dân phố, xã, phường, cơ quan, đơn vị kiểu mẫu làm nền tảng để xây dựng văn hóa con người Thanh Hóa đáp ứng thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Từ đó, ngành văn hóa góp phần quan trọng nâng cao hình ảnh, vị thế của người Thanh Hóa trong lòng bạn bè trong và ngoài nước.

Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị di sản văn hóa của dân tộc; khai thác, phát huy các lễ hội và các loại hình văn hóa truyền thống phục vụ Nhân dân và phát triển du lịch; nghiên cứu phục hồi, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, củng cố và hoàn thiện không gian văn hóa, lịch sử cách mạng, văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách; tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ, các điều kiện làm việc cho các hoạt động văn hóa; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, huy động nguồn lực để tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội; tập trung đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa nghệ thuật, các thiết chế văn hóa trọng điểm tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030; hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa cấp huyện và cơ sở.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về văn hóa, đặc biệt là công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo; huy động mọi nguồn lực để bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là: Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Khu Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu, Di tích kiến trúc nghệ thuật đền thờ Lê Hoàn, Khu Di tích lịch sử Lăng miếu Triệu Tường, phủ Trịnh - nghè Vẹt...

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, tức là luôn đặt văn hóa ở vị trí đi đầu. Muốn làm được như vậy, văn hóa phải được đưa vào trung tâm của quá trình phát triển, phù hợp với bối cảnh và tình hình mới, bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, hội nhập và phát triển. Tỉnh Thanh Hóa cần tập trung nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa ngang hàng với đầu tư cho kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động văn hóa, đưa các hoạt động văn hóa đi vào chiều sâu. Phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức và văn nghệ sĩ giữ vai trò quan trọng. Có như vậy, văn hóa mới phát huy tốt vai trò, vị trí, trở thành yếu tố bên trong (nội sinh), giúp định vị cơ cấu và vận hành hệ thống chính trị, vững bước đồng hành cùng sự phát triển của quê hương, đất nước.

Hương Thảo



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]