(Baothanhhoa.vn) - Trong tương lai, khu vực này sẽ trở thành một vùng kinh tế nông nghiệp đóng vai trò động lực, có tác động quan trọng đến việc bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Đánh thức” vùng đồi Lam Sơn

Trong tương lai, khu vực này sẽ trở thành một vùng kinh tế nông nghiệp đóng vai trò động lực, có tác động quan trọng đến việc bảo đảm quốc phòng - an ninh.

“Đánh thức” vùng đồi Lam SơnAnh hùng Lao động, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường Lam Sơn thăm Nhà máy chế biến nước dinh dưỡng tế bào mía.

Từ khát vọng về một “Xa lộ nông nghiệp công nghệ cao”...

Cách đây chừng 10 năm, GS.TS Đỗ Năng Vịnh – thời điểm đó là Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ với chúng tôi: Vùng đất nằm dọc đường Hồ Chí Minh, trải dài từ Hòa Bình đến Hà Tĩnh hội tụ đầy đủ các điều kiện để hình thành và phát triển một “xa lộ nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) dọc đường Hồ Chí Minh”.

Trong tương lai, khu vực này sẽ trở thành một vùng kinh tế nông nghiệp đóng vai trò động lực, có tác động quan trọng đến việc bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Trên “xa lộ” đầy tiềm năng nhưng cũng vô vàn thách thức đó, 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An cộng lại có diện tích ngang bằng đất nước Israel, dân số cũng bằng Israel, nhưng điều kiện sản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn rất nhiều.

Do đó, dọc tuyến đường Hồ Chí Minh từ miền Tây Thanh Hóa đến miền Tây Nghệ An nhất thiết phải hình thành những “thành phố nông nghiệp”, từ đó hình thành một trục “xương sống” mạnh về kinh tế mà nông nghiệp đóng vai trò chủ lực. Kinh tế mạnh sẽ bảo đảm giữ vững quốc phòng-an ninh ở địa bàn chiến lược này.

Trí tuệ của một nhà khoa học và khát vọng của doanh nhân Lê Văn Tam, Anh hùng Lao động, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường Lam Sơn, đã làm bừng sáng một vùng đất – với “hạt nhân” là một Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Ngày 15-3-2013 UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu NNCNC Lam Sơn, ngày 8-4-2014, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường Lam Sơn ra quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển NNCNC Lam Sơn; đến ngày 13-12-2014 thì phát triển thành Công ty TNHH Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn (sau đây gọi tắt là Công ty NNCNC Lam Sơn) đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 23-12-2014 và Sở Khoa học và Công nghệ cấp giấy Chứng nhận Doanh nghiệp khoa học và công nghệ ngày 15-5-2015. Đây là tổ chức “hạt nhân” đầu tiên có nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai các thành tựu về công nghệ canh nông.

Năm 2016, trung tâm đi vào sản xuất. Tại đây, gần 20 ha nhà kính công nghệ Israel là nơi trồng dưa vàng, nhân giống các loại hoa lan, cam V2, mía giống chất lượng cao. Tại trung tâm, khu nhà nuôi cấy mô rộng hơn 5.000m2 hiện là một trong những trung tâm lớn nhất cả nước về nuôi cấy mô, hàng năm, cung ứng từ 3-5 triệu giống mía sạch cho vùng nguyên liệu mía cả tỉnh.

Trung tâm cũng đã tiến hành đánh giá tuyển chọn thu thập được 28 giống, tuyển chọn 9-10 giống mía ưu việt phục vụ tuyển chọn các giống có hàm lượng đường cao, năng suất (100-120) tấn/ha cho vùng nguyên liệu. Đã lai tạo sản xuất 4 giống chất lượng cao LS1, LS2, LS3, LS4 và chính thức được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận. Đồng thời, thiết kế và xây dựng vườn tập đoàn giống mía; Quy hoạch vùng sản xuất mía công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có tưới nhỏ giọt theo quy mô công nghiệp trên 500 ha tại Công ty TNHH MTV Lam Sơn - Sao Vàng và các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Ngọc Lặc, Triệu Sơn, Thường Xuân, Như Xuân.

Anh hùng Lao động, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Mía đường Lam Sơn Lê Văn Tam, chia sẻ: Những giống mía mới cho năng suất và chữ đường cao hơn sẽ tiếp tục được ra đời. Mục tiêu là phát triển cây mía Thanh Hóa thành cây chủ lực, dám đương đầu cạnh tranh với lĩnh vực mía đường khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, công ty sẽ nghiên cứu, đưa ra công thức xen canh mía - cây trồng vụ đông, mía - cây trồng vụ xuân muộn, có thể mang lại thêm cho nông dân thu nhập từ 50-60 triệu đồng/ha. Thực hiện tổ chức lại sản xuất, xây dựng các vùng cánh đồng mía lớn tập trung ở 40 xã, trong đó có ít nhất 50% diện tích trồng mía quy mô lớn, trong đó mỗi hộ tích tụ được 5 ha đất để đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất, nâng năng suất mía trung bình đạt 100 tấn/ha, chữ đường đạt 12-13 CCS. Phát triển 500 -1.000 hộ sản xuất thành những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đưa họ tham gia thị trường bằng cả những sản phẩm đa dạng ngoài cây mía.

Từ bước đi tiên phong của Công ty CP Mía đường Lam Sơn, những năm gần đây, trên vùng nguyên liệu mía Lam Sơn nói riêng và cả tỉnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư để phát triển NNCNC với các sản phẩm, như: Dưa Kim Hoàng hậu, Kim Cô nương, dưa lưới Nhật, dưa baby, rau thủy canh...

Cùng với nền tảng đã được tạo dựng, hành lang pháp lý để vùng Lam Sơn nói riêng và Thanh Hóa nói chung hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trung tâm NNCNC cũng rộng mở. Theo đó, nhằm khơi dậy tiềm năng, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng CNC, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Thanh Hóa tại huyện Thọ Xuân và là một trong 20 khu nông nghiệp ứng dụng CNC của cả nước. Trên cơ sở phê duyệt quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29-6-2015, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Thanh Hóa đến năm 2020, với tổng diện tích 1.000 ha. Trong đó, khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC là 485,4 ha, gồm: Vùng sản xuất rau an toàn ứng dụng CNC 161,45 ha; vùng sản xuất hoa, cây cảnh ứng dụng CNC 42,02 ha; vùng sản xuất mía đường ứng dụng CNC 103,07 ha; khu chăn nuôi ứng dụng CNC 51,2 ha...

Hiện, giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đã đạt khoảng 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh.

... đến việc “công phá” vào nền nông nghiệp “chiếu manh”

Cách đây 40 năm, Anh hùng Lao động Lê Văn Tam dời chức Phó ty Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa về làm Giám đốc Nhà máy Đường Lam Sơn, bắt đầu công cuộc phát triển vùng nguyên liệu mía đầy gian nan.

Được Bộ Nông nghiệp cho đi Úc tìm hiểu sản xuất mía đường, khi về, nhìn vào thực trạng đồng ruộng manh mún, ông nhận định: Thật khó để có thể theo đuổi được trình độ sản xuất của các nước trên thế giới. Trong khi, nông dân nước ngoài thâm canh mía trên những cánh đồng mênh mông, mỗi hộ 400 – 500 ha thì ở nước ta, nông dân chỉ vài ba sào, đã vậy lại sản xuất trong điều kiện manh mún, thiếu thốn hạ tầng. Trước thách thức đổi mới tư duy sản xuất của nông dân, ông đã đề xuất thành lập Hiệp hội Mía đường Lam Sơn, mời 53 hộ nông dân tham gia.

Năm 1992, mô hình Hiệp hội Mía đường Lam Sơn mà ông trình lên Chính phủ được Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi ấy hết sức tâm đắc và sau 3 năm hoạt động thí điểm, Thủ tướng đã ký quyết định thành lập hiệp hội vào năm 1995.

Nhà máy với cầu nối là Hiệp hội Mía đường Lam Sơn đã chủ động hợp tác với nông dân, giúp nông dân gỡ 3 cái khó, cái thiếu và cũng là cái cần nhằm tạo bước đột phá vào nền nông nghiệp “chiếu manh”, đó là: vốn, kiến thức và thị trường, đồng thời cũng tạo ra 3 điều kiện cần và đủ cho người nông dân đi vào sản xuất nguyên liệu.

Từ hơn 30.000 hộ trồng mía với diện tích trung bình chỉ 0,3 ha/hộ, đến nay, vùng mía Lam Sơn chỉ còn hơn 3.000 hộ, diện tích trồng mía trung bình đạt 1,1 ha/hộ. Để hình thành, liên kết hợp tác, phát triển vùng nguyên liệu bền vững, từ đầu năm 2018, công ty đã thành lập các HTX sản xuất và tiêu thụ mía. Mục tiêu của các HTX là tập trung dồn điền, đổi thửa, tích tụ đất đai để sản xuất quy mô lớn, tập trung thâm canh nhằm tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất mía cho nông dân.

Đến thời điểm này, đã có 10 HTX được thành lập với tổng diện tích 1.348 ha. Năng suất bình quân vùng mía do HTX quản lý đạt 80 tấn/ha. Tương lai, công ty sẽ thành lập 40 HTX tại 40 xã trọng điểm của vùng mía Lam Sơn. Mục tiêu, các HTX sẽ là những “đầu tàu” dẫn dắt, thúc đẩy sự hình thành, phát triển của những vùng mía quy mô lớn.

Cùng với phát triển mía, công ty cũng đã chuyển giao công nghệ sản xuất rau, quả an toàn trong nhà mái che cho 10 HTX kinh tế trong chương trình liên kết hợp tác phát triển chuỗi 40 HTX lớn của vùng Lam Sơn, ngoài ra là các hộ gia đình sản xuất mía giỏi tại các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Ngọc Lặc, Hà Trung... kết nối tạo chuỗi sản phẩm hàng hóa lớn, an toàn, chất lượng và giá trị cao mang thương hiệu Lam Sơn đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Cùng với việc “thay máu” vùng nguyên liệu, Công ty CP Mía đường Lam Sơn đang nỗ lực triển khai nhiều dự án mới, đặc biệt là chiến dịch “làm mới cây mía, hạt đường”. Trong đó, dự án nhà máy nước dinh dưỡng tế bào mía vừa đi vào sản xuất, không chỉ là “cứu cánh” khôi phục tình hình giảm sút của cây mía trong những năm gần đây mà còn nâng cao vị thế của cây mía, hứa hẹn tạo bước đột phá trong việc nâng cao giá trị từ cây mía và thu nhập cho nông dân.

Bài và ảnh: Minh Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]