Ấm áp trong ngày đặc biệt
Gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là tương lai dân tộc; luôn luôn đặc biệt quan tâm chăm lo, có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho giáo dục, xác định là đầu tư cho phát triển và ưu tiên đi trước so với các lĩnh vực khác.
Để tạo động lực cho giáo viên yên tâm công tác, Tổng Bí thư đề nghị tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài, là những người có đam mê, nhiệt huyết, kỹ năng, kiến thức, năng lực truyền thụ, ham học hỏi, đổi mới sáng tạo, thật sự là những tấm gương để học sinh, sinh viên học tập, noi theo. Trong đó, ngành giáo dục và đào tạo cần nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách để thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục yên tâm công tác...
Cũng trong ngày đặc biệt kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) hôm nay, khi mà cả nước tưng bừng các hoạt động tôn vinh nghề dạy học, biết ơn những người “chèo đò” trên dòng sông tri thức, theo chương trình công tác của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ chọn thảo luận tại hội trường Dự án Luật Nhà giáo.
Vậy là, sau rất nhiều chờ đợi, đội ngũ nhà giáo sắp có một luật cho riêng mình, cho thấy sự quan tâm chăm lo rất lớn của Đảng, Nhà nước, đúng như tinh thần mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đó là “ưu tiên đi trước so với các lĩnh vực khác”. Về mặt pháp lý, đây sẽ là cơ sở để nhà giáo được chăm lo tốt hơn, bảo vệ cao hơn, thỏa sức sáng tạo, cống hiến.
Thực tế đời sống giáo dục những năm qua cho thấy, dù rằng chúng ta đã có nhiều quy định mang tính pháp luật, cơ chế, chính sách hướng vào nghề dạy học, nhưng vẫn là chưa đủ để phát huy cao nhất tầm vóc, khả năng của người thầy. Những sự ràng buộc, chồng chéo, nhiều khi là sự hiểu sai, lạm dụng quy định trong quá trình thực thi, dẫn đến làm nhụt chí, giảm sức sáng tạo của người thầy giáo.
Với nhiều năm ấp ủ và quá trình dài xây dựng thông qua nhiều lần tổ chức hội thảo, lấy ý kiến với quan điểm xuyên suốt là ban hành luật để thúc đẩy phát triển đội ngũ nhà giáo, thu hút người có trình độ, tâm huyết vào nghề và “giữ chân” được đội ngũ nhà giáo, dự thảo luật được kỳ vọng sau khi thông qua sẽ tạo đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. Và hôm nay, trong ngày đặc biệt này, những người đại biểu cao nhất cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, trong đó có khoảng 1,6 triệu nhà giáo, sẽ nói lên tiếng nói chân thực từ yêu cầu thực tiễn cuộc sống, tiến tới bấm nút cụ thể hóa tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, mở ra khung khổ pháp lý cao hơn, cơ sở để chăm lo, đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, thu hút đội ngũ nhà giáo một cách bài bản, bền vững.
Chúng ta cảm nhận được sự ấm áp từ không khí tưng bừng của Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay và cả những gì sẽ vang lên từ nghị trường Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khi bàn về tương lai nhà giáo, cũng như từ chỉ đạo đầy trách nhiệm, nghĩa tình của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm khi nói về “quốc sách hàng đầu”.
Giáo dục Việt Nam rồi sẽ có thêm những bước tiến xa.
Lam Vũ
{name} - {time}
-
2024-12-22 07:49:00
Vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng: Bác sỹ tâm lý nói gì về hung thủ?
-
2024-12-22 06:30:00
Cần hơn 181.000 tỷ đồng đầu tư nút giao, tuyến đường kết nối với cao tốc
-
2024-11-19 17:43:00
Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ
Người Việt chọn thắt chặt chi tiêu nhưng vẫn tăng cường đầu tư cho sức khỏe
Mở hướng tương lai từ nguồn vốn vi mô
Xử lý xe tự chế, xe kéo
“Thôn thông minh” Liêm Chính
Nhân lên việc làm ý nghĩa
Ấm lòng “Bữa sáng yêu thương”
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Các địa phương chủ động ứng phó với bão số 9
Gỡ khó trong chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt
Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai