(Baothanhhoa.vn) - Những “hạt giống đỏ” đã được nuôi dưỡng, học tập, rèn luyện trong sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Bác Hồ và tình nghĩa đồng bào thủy chung, son sắt. Đại bộ phận trong số họ đã trưởng thành và có những đóng góp hết sức xứng đáng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và xây dựng, phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước khi hòa bình được lập lại, với tinh thần cống hiến hết mình cho Tổ quốc, cho Nhân dân.

70 năm sâu nặng nghĩa tình...

Những “hạt giống đỏ” đã được nuôi dưỡng, học tập, rèn luyện trong sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Bác Hồ và tình nghĩa đồng bào thủy chung, son sắt. Đại bộ phận trong số họ đã trưởng thành và có những đóng góp hết sức xứng đáng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và xây dựng, phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước khi hòa bình được lập lại, với tinh thần cống hiến hết mình cho Tổ quốc, cho Nhân dân.

70 năm sâu nặng nghĩa tình...Lớp nhỏ nhất của Trường học sinh miền Nam số 1 tại Thanh Hóa lúc mới ra Bắc. Ảnh: Tư Liệu

Trong suốt thời gian từ 1954 đến 1975, theo sự chỉ đạo trực tiếp của Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ, nhiều thiếu nhi, học sinh (với tổng số hơn 32.000 người) đã được đưa ra miền Bắc học tập bằng nhiều con đường (mà nhiều nhất là đi bằng tàu thủy đến bến cảng Hới, Sầm Sơn - Thanh Hóa, Cửa Hội - Nghệ An) và đã được Đảng, Chính phủ và đồng bào miền Bắc nuôi dạy trong các trường học sinh miền Nam (HSMN) tại miền Bắc (tại 28 trường).

Thời gian đầu, các trường HSMN phần lớn tập trung tại Thanh Hóa, Nghệ An, một số ít học chung với các trường của địa phương tại Hà Tĩnh, Quảng Bình. Sau đó, các trường HSMN dần dần được chuyển ra các tỉnh phía Bắc. Bất kỳ ở đâu và trong hoàn cảnh nào, các trường HSMN đều nhận được sự quan tâm đặc biệt không chỉ của Chính phủ, Bộ Giáo dục, Khu Giáo dục HSMN, mà còn của chính quyền và bà con các địa phương nơi trường trú đóng.

Để tổ chức đón tiếp cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết tại Sầm Sơn, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo Ty Thương binh thành lập 12 trạm đón tiếp và mượn nhà dân cho cán bộ, đồng bào và các cháu HSMN ăn, ở, sinh hoạt. Tỉnh ủy đã chỉ đạo các huyện chuẩn bị lương thực, thực phẩm, chăn màn, quần áo, bảo đảm cho đồng bào, chiến sĩ, cán bộ miền Nam có điều kiện sinh hoạt bình thường ngay khi vừa đặt chân lên đất Bắc. Vì vậy, tuy tình hình chung còn rất nhiều khó khăn, nhưng HSMN vẫn được chu cấp đầy đủ quần áo, chăn màn, áo ấm. HSMN ăn tập trung, ngày ba bữa, cơm không độn khoai sắn; thức ăn có đầy đủ thịt cá, củ, đậu, rau xanh...

70 năm đã qua nhưng tình cảm sâu nặng đó còn nguyên vẹn. Sự chăm sóc chu đáo của các cô chú giáo dưỡng; sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ, Đảng, Chính phủ; sự bao bọc, nuôi dưỡng, chở che của đồng bào miền Bắc, sự dạy dỗ tận tình, tận tâm, tận lực của các thầy cô; trong đó tấm lòng của Đảng, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đối với HSMN luôn là biểu hiện thiêng liêng của “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” mà không nơi nào trên thế giới có được. Nó trở thành điều khắc cốt ghi tâm của các thế hệ HSMN ra Bắc học tập. 70 năm trôi qua nhưng tầm vóc, ý nghĩa và những bài học đúc rút từ sự kiện lịch sử này vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Đảng và Chính phủ luôn luôn quan tâm thường xuyên đến HSMN. Những người được đưa về giảng dạy tại các trường HSMN đều là những thầy cô giáo vững vàng về chính trị, có năng lực chuyên môn giỏi, tâm huyết, bao dung, kiên trì, quan tâm tận tình đến các em học sinh. Khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, đế quốc Mỹ tàn độc, muốn đưa nơi này “trở về thời kỳ đồ đá”. Thế nhưng, tuyệt đại bộ phận HSMN vẫn được bảo vệ an toàn, được nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo, dạy dỗ tận tình. Có thể khẳng định rằng, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù thực tiễn có khó khăn, ác liệt đến đâu, phong trào học tốt và dạy tốt vẫn được duy trì và giữ vững. Tất cả đều có chung ước mong “núm ruột miền Nam” nhanh chóng khôn lớn, khỏe mạnh và trưởng thành, mong muốn bù đắp một phần sự gian khổ hy sinh của đồng bào miền Nam nơi tuyến đầu của Tổ quốc. Ngoài tình cảm thầy - trò thông thường, ở đó còn có tình cảm rất đặc biệt “vì miền Nam thân yêu!”.

Được nuôi dạy và chăm sóc chu đáo như vậy, HSMN cũng đã tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện và trưởng thành tốt đẹp. Hầu hết HSMN đều được đào tạo trong các trường HSMN từ bậc tiểu học đến khi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển vào các trường đại học trong, ngoài nước. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Có thể nói đây là vườn ươm đặc biệt, ươm những hạt giống quý báu vào bậc nhất mà Bác Hồ, Đảng, Nhà nước và Nhân dân miền Bắc đã dành cho miền Nam từ những ngày gian khó, nay đã mang lại kết quả rất to lớn cho đất nước”.

Những “hạt giống đỏ” đã khôn lớn, trưởng thành trong sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Bác Hồ và tình nghĩa đồng bào thủy chung, son sắt. Đại bộ phận trong số họ đã trưởng thành và có những đóng góp hết sức xứng đáng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và xây dựng, phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước khi hòa bình được lập lại, với tinh thần cống hiến hết mình cho Tổ quốc, cho Nhân dân.

Nhiều HSMN trở thành tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an nhân dân), lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, được phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân. Trong lĩnh vực hoạt động chính trị, xã hội, HSMN cũng có nhiều đóng góp. Từ rất sớm, đã có người là cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố, bộ, ngành ở Trung ương; là Đại biểu Quốc hội; tham gia Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước. Trong thời kỳ đổi mới, nhiều HSMN đã phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, vượt qua nhiều khó khăn, rào cản, mạnh dạn tổ chức sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế đất nước và mang lại nhiều phúc lợi cho Nhân dân, trở thành ngọn cờ đầu và được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới” (như đồng chí Lê Văn Kiểm, Huỳnh Văn Thòn, Dương Ngọc Triều hiện là thành viên trong Ban Liên lạc toàn quốc các thế hệ HSMN). Những thành tựu đó là minh chứng cho chủ trương đúng đắn, sáng suốt và tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ, Đảng và Chính phủ trong việc giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo HSMN - những “hạt giống đỏ” cho cách mạng miền Nam, cho sự nghiệp kiến thiết nước nhà. Đây là cuộc chuyển quân chiến lược, có sự tính toán cẩn trọng để bảo toàn lực lượng phục vụ cho cuộc kháng chiến lâu dài. Bên cạnh đó, cũng có hàng ngàn con em, cán bộ, chiến sĩ Nhân dân miền Bắc xung phong Nam tiến chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần quan trọng vào chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

70 năm trôi qua, chúng ta càng thấu hiểu sự sáng suốt, tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng và Bác Hồ trong việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tiếp quản miền Nam khi giải phóng, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này. Chính những cô, cậu HSMN nhỏ bé ra đi từ năm 1954 và cả những năm sau này, bây giờ thể hiện đúng kỳ vọng là hạt giống đỏ, đã đơm bông kết trái, kết hoa thơm ra quả ngọt, đặt nền móng cho sự phát triển của đất nước hôm qua, hôm nay và mai sau.

Trên hành trình đến và đi rất đặc biệt của đời người, nhiều cán bộ, chiến sĩ, học sinh, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc sẽ mãi khắc sâu trong tim những thương nhớ, trân trọng dành cho đất và người Sầm Sơn nói riêng, Thanh Hóa nói chung. Và cảm động biết bao khi Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa đã dành riêng cho “những người tập kết” - trong đó có HSMN một không gian quý giá trong tổng thể khu du lịch biển Sầm Sơn. Đó là Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và HSMN tập kết ra Bắc (gọi tắt là tượng đài “Con tàu tập kết”), trong đó có Bảo tàng tập kết, với mong muốn lưu giữ lại những tư liệu, hiện vật có liên quan đến một sự kiện lịch sử hết sức quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ, của Đảng.

Là “những người trong cuộc”, chúng tôi nhận thức rõ trách nhiệm và bổn phận của mình, tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà tham gia đóng góp xây dựng công trình, nhất là phần thu thập, sưu tầm tư liệu, hình ảnh hiện vật gắn liền với HSMN tập kết ra miền Bắc, hoạt động của các trường HSMN tại miền Bắc, quá trình trưởng thành của HSMN cùng những đóng góp của HSMN vào sự nghiệp kháng chiến cứu nước và xây dựng đất nước trong hòa bình.

Trên thành phố biển Sầm Sơn xinh đẹp, tượng đài “Con tàu tập kết” với “Bảo tàng tập kết” có phần đóng góp tích cực của HSMN rồi sẽ đi vào hoạt động, thu hút sự quan tâm chú ý của du khách trong ngoài nước đến du lịch, tham quan, tìm hiểu và sẽ có những ấn tượng tốt đẹp về công trình mang ý nghĩa sâu sắc đối với một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta - cuộc chuyển quân - tập kết của bộ đội, cán bộ và HSMN, mà Sầm Sơn là một trong những bến cảng đầu tiên đón tiếp những người tập kết khi bước chân lên miền Bắc.

Thượng tướng, TS Nguyễn Khánh Toàn

Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng,

Nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]