Cảng Lạch Hới hôm nay
Cách đây 70 năm, bến Sầm Sơn xưa (nay là Cảng cá Lạch Hới, phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn) vinh dự, tự hào là nơi đón hàng ngàn đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. 70 năm qua, Cảng cá Lạch Hới chứa đựng giá trị lịch sử to lớn và vươn mình phát triển mạnh mẽ, nhộn nhịp, trở thành một trong những bến cảng, khu dịch vụ hậu cần nghề cá lớn nhất trên vùng biển quê Thanh.
Thủy sản được thu mua qua Cảng cá Lạch Hới.
Cảng Lạch Hới - 70 năm thắm đượm ân tình
Tôi về lại cảng Hới (hay còn gọi Cảng cá Lạch Hới), khu phố Trung Thịnh, phường Quảng Tiến vào một buổi sớm thu tháng 10 cũng là lúc những con tàu, thuyền sau bao ngày vươn khơi bám biển đã trở về cập cảng đem theo tôm cá. Người đàn ông với nước da rám nắng trở về trên bong tàu, những người phụ nữ vùng biển tần tảo, nhanh nhẹn cùng nhau khiêng những sọt hải sản từ trên tàu lên bờ. Trên cầu cảng, những chiếc xe chở hàng đứng chờ, sẵn sàng chở hàng hóa đi muôn nơi. Vị mặn mòi của biển hòa quện mùi vị đặc trưng của tôm, cá... đó như món quà mà thiên nhiên ban tặng cho vùng biển. Cảng Hới hôm nay vươn mình, nhộn nhịp đón nắng mai...
Đi dọc Cảng cá Lạch Hới, tôi dừng chân nơi tấm bia lưu niệm ghi lại sự kiện lịch sử trọng đại cách đây 70 năm: “Nơi đây, Đảng bộ và Nhân dân Sầm Sơn từ ngày 15/10/1954 đến 1/5/1955 đã đón 1.869 thương, bệnh binh, 47.346 cán bộ, 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc theo hiệp định Giơnevơ về Việt Nam”. Chỉ với 7 dòng chữ trên tấm bia lưu niệm, ngắn gọn nhưng chứa đựng tình cảm lớn lao của Đảng bộ, Nhân dân Sầm Sơn nói riêng; Đảng bộ, Nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói chung với đồng bào miền Nam ruột thịt. 70 năm qua, Cảng cá Lạch Hới luôn mang theo ước vọng, luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của TP Sầm Sơn và của tỉnh Thanh Hóa.
Rảo bước trên cảng, ông Lê Văn Thăng, Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Thanh Hóa vừa trao đổi với chúng tôi về những công việc hàng ngày của cán bộ, nhân viên tại cảng, vừa thăm hỏi ngư dân sau những ngày vươn khơi trở về, nhắc nhở chủ tàu, thuyền trưởng vừa cập cảng xếp, bốc dỡ hàng hóa khẩn trương nhanh chóng để về khu neo đậu an toàn, sẵn sàng cho hành trình mới.
Chia sẻ với tôi, ông Lê Văn Thăng cho biết: Ban Quản lý Cảng cá Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định 989/QĐ-UBND ngày 27/3/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý Cảng cá Hòa Lộc, Ban Quản lý Cảng cá Lạch Hới và Ban Quản lý Cảng cá Lạch Bạng, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa. Riêng Cảng cá Lạch Hới được xây dựng từ năm 2003, đến năm 2006 thành lập Ban Quản lý Cảng cá Lạch Hới tại Quyết định số 434/QĐ-UBND ngày 21/2/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa và được kiện toàn theo Quyết định số 3845/QĐ-UBND ngày 7/11/2014 về việc phê duyệt phương án tổ chức, quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Thanh Hóa và Quyết định số 4195/QĐ-UBND ngày 2/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa là cảng cá loại 2, với tổng diện tích quy hoạch là 45,83ha. Cùng với đó, khu neo đậu tránh trú bão Lạch Hới được xây dựng năm 2007, hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2010. Hàng năm có khoảng 600 - 650 lượt tàu, thuyền vào đây neo đậu tránh trú bão và 3.000 lượt tàu vào neo đậu trong lúc không có bão, giúp ngư dân yên tâm sản xuất, vươn khơi bám biển góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo và phát triển kinh tế - xã hội.
Hàng năm, Sở NN&PTNT tỉnh, Chi cục Thủy sản chỉ đạo Ban Quản lý Cảng cá Thanh Hóa, Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá, Ban Quản lý Cảng cá Thanh Hóa triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để thực hiện nhiệm vụ khai thác sử dụng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thực sự hiệu quả. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thủy sản và các quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp (IUU) được chú trọng thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp cho từng đối tượng. Ban quản lý cảng cá trực tiếp hướng dẫn cho thuyền trưởng, chủ tàu về ghi chép nhật ký khai thác thủy sản, nắm bắt được các nội dung cơ bản của quy định về khai thác bất hợp pháp, tạo sự chuyển biến về nhận thức, quyết tâm về việc thực hiện chống khai thác IUU trên địa bàn. Tổ chức thường trực 24/24h hàng ngày để tiếp nhận thông tin từ các chủ tàu, thuyền trưởng về thời gian xuất, cập bến, niêm yết công khai quy trình kiểm tra, kiểm soát tàu cá khi tàu cập, rời cảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan tại văn phòng. Ban Quản lý Cảng cá Thanh Hóa thường xuyên phối hợp với các đồn biên phòng, các đơn vị, địa phương trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng cảng cá, khu neo đậu.
Tại Cảng cá Lạch Hới, Ban Quản lý Cảng cá Thanh Hóa cũng đã phối hợp với Đồn Biên phòng Sầm Sơn, Chi cục Thủy sản Thanh Hóa, lực lượng công an, UBND phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn và các đơn vị liên quan trong công tác quản lý, khai thác, sử dụng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão Lạch Hới để đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, phòng chống lụt bão; phát hiện các hành vi vi phạm trong khu vực cảng, khu neo đậu để phối hợp xử lý theo quy định. Cảng cá bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ tại khu vực cảng để quản lý điều độ, hướng dẫn tàu thuyền vào cảng bốc dỡ sản phẩm, các loại xe chở hàng hải sản và tiếp nhiên liệu và nhu yếu phẩm cho tàu, tránh ùn tắc, gây mất an ninh trật tự. Đảm bảo vệ sinh môi trường, sau khi tàu bốc dỡ hoặc giao nhận hàng hóa, bố trí lực lượng hướng dẫn tàu thuyền rời khỏi khu vực cầu cảng tạo không gian cho tàu khác cập cảng để bốc dỡ sản phẩm, tiếp nhận dịch vụ hậu cần; thực hiện nghiêm việc giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng, thu nhật ký khai thác thủy sản, kiểm tra chất lượng nhật ký khai thác đảm bảo theo quy định; thực hiện thống kê sản lượng hàng hóa qua cảng.
Vươn mình phát triển
Trên cảng Hới, tôi có dịp trò chuyện cùng anh Hoàng Quốc Thành, trú tại phường Quảng Tâm (TP Thanh Hóa) là cán bộ Văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá (Chi cục Thủy sản Thanh Hóa). Hàng ngày cùng với lực lượng bộ đội biên phòng, ban quản lý cảng cá, cán bộ thanh tra, kiểm soát sẽ thực hiện công tác kiểm soát tàu ra vào cảng, tuần tra, kiểm soát, xử lý các phương tiện nếu có vi phạm trong lĩnh vực thủy sản. Anh Thành đã có 27 năm công tác, trong đó 19 năm gắn bó với vùng biển Lạch Hới, anh cảm nhận sự đổi thay, phát triển của cảng Hới cũng như giá trị lịch sử nơi này. Trước văn phòng làm việc của đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá nơi cảng Hới, tấm bia lưu niệm ghi dấu sự kiện Đảng bộ, Nhân dân TP Sầm Sơn đón hàng ngàn lượt đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc trong những năm 1954-1955 như nhắc nhở mỗi cán bộ, nhân viên nơi đây không chỉ hoàn thành nhiệm vụ mà cần góp phần gìn giữ, bảo vệ, xây dựng cảng Hới, khu vực vùng biển phát triển, bình yên.
Ông Lê Văn Thăng, Giám đốc Ban Quản lý Cảng cá Thanh Hóa cho biết: Năm 2023, số lượng tàu cập cảng, rời cảng cá Thanh Hóa là 7.250 lượt. Tổng hàng hóa qua cảng cá đạt 92.500 tấn, trong đó hàng thủy sản là 21.620 tấn, còn lại là hàng hóa khác gồm đá lạnh và dầu Diezen. Trong 9 tháng năm 2024, số lượng tàu cập cảng, rời cảng là 3.239 lượt. Tổng hàng hóa qua cảng đạt 89.050 tấn, trong đó hàng thủy sản là 8.258 tấn. Riêng đối với Cảng cá Lạch Hới là cảng cá có số lượng tàu cập cảng, rời cảng và hàng hóa qua cảng lớn. Năm 2023, tổng tàu cập và rời cảng là 1.114 lượt, trong đó tàu cập 455 lượt, tàu rời cảng 659 lượt. 9 tháng năm 2024 tổng tàu cập cảng và rời cảng Hới là 859 lượt. Tại Cảng cá Lạch Hới, những đơn vị như Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Hóa (FXPT); Công ty TNHH MTV Hoa Sen 68 (chuyên chế biến nông, thủy sản nội địa và xuất khẩu), các cơ sở thu mua thủy hải sản... hoạt động đem đến sự sôi động nơi cảng cá.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay cơ sở hạ tầng tại cảng cá, trong đó có cảng Hới đã lạc hậu không đủ năng lực phục vụ cho tàu cá công suất lớn. Nguyên nhân bởi cảng được xây dựng đã lâu nên dẫn đến hiện tượng bồi lắng. Khắc phục những hạn chế trên, Ban Quản lý Cảng cá Thanh Hóa tiếp tục thực hiện các giải pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật, Luật Thủy sản 2017 về chống khai thác IUU; tiếp tục tăng cường công tác điều hành, quản lý, sắp xếp khu dịch vụ cho các loại xe vào làm dịch vụ trong cảng đảm bảo khoa học, hiệu quả; thực hiện nghiêm giám sát sản lượng thủy sản qua cảng; phòng, chống bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt. Hiện nay, ban quản lý cảng cá tiếp tục phối hợp với các sở, ngành có liên quan đề xuất các hạng mục đầu tư, thực hiện nâng cấp mở rộng Cảng cá Lạch Hới, Lạch Bạng, Hòa Lộc kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá. Rà soát các hạng mục đề nghị đầu tư, đề xuất khu vực bố trí các hạng mục đầu tư đảm bảo đáp ứng yêu cầu neo đậu, bốc dỡ sản phẩm, dịch vụ hậu cần nghề cá tại các cảng.
Nhằm tăng cường quản lý ngành thủy sản và gia tăng giá trị sản phẩm thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng thông minh, ngày 30/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 592/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Phát triển thủy sản bền vững tại Bộ NN&PTNT, vay vốn World Bank. Dự án gồm 7 tiểu dự án đầu tư xây dựng và các nội dung năng lực quản lý ngành thủy sản, quản lý dự án được chia làm 3 hợp phần, trong đó đối với hợp phần 1: Đầu tư cơ sở hạ tầng (7 tiểu dự án) phục vụ phát triển thủy sản bền vững. Cảng cá Lạch Hới, Lạch Bạng (Thanh Hóa) là những cảng cá trên cả nước sẽ được nâng cấp, sửa chữa cảng cá loại I và cảng cá kết hợp khu neo đậu tránh trú bão (thời gian thực hiện 6 năm). Việc nâng cấp, sửa chữa cảng cá sẽ góp phần nâng cao công tác quản lý, phát triển cảng cá Thanh Hóa. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn thúc đẩy du lịch phát triển, đặc biệt đối với cảng Hới nằm trên địa bàn thành phố du lịch biển Sầm Sơn sẽ góp phần thu hút du khách về với cảng cá tham quan, mua sắm; tìm hiểu lịch sử n
Bài và ảnh: Ngọc Huấn
{name} - {time}
-
2024-10-28 14:51:00
Truyền thống lịch sử là nền tảng để dựng xây quê hương
-
2024-10-28 13:48:00
Sầm Sơn đổi mới
-
2024-10-27 14:50:00
Con tàu của ký ức, hiện tại và tương lai
Nơi đất hóa tâm hồn...
Trên boong tàu lộng gió ấy...
Tương lai của thành phố biển...
Người thầy của học sinh miền Nam
Hành trình hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng: Mệnh lệnh từ trái tim!
Nỗi nhớ thương “ngày Bắc đêm Nam”
Xứ Thanh... nghĩa tình
Những đóng góp của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc
Vai trò của ngành LĐ-TB&XH trong việc ổn định đời sống đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc