Xuân ấm biên cương
Nỗ lực chăm lo một mùa xuân vui, một cái tết ấm cho người dân biên giới phía Tây của tỉnh, nhất là những hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn không chỉ là trách nhiệm của các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, nhà hảo tâm mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng.
Các đồng chí: Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; Ngô Thị Hồng Hảo, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh thăm, động viên nhóm tự lực giúp nhau phát triển kinh tế xã Nhi Sơn (Mường Lát).
“Xuân đoàn kết - Tết biên cương” năm 2024, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Đồn Biên phòng xã Tam Chung (Mường Lát) và các đơn vị đồng hành đã trao gần 800 suất quà và hàng ngàn bộ quần áo các loại, nhu yếu phẩm cần thiết... cho hội viên, phụ nữ, trẻ em khó khăn và người dân của xã Tam Chung và các xã lân cận. Chỉ với 2 ngày tổ chức, nhưng người dân nơi đây xem như ngày hội. Dù cuộc sống mỗi ngày được nâng lên, nhưng với họ, một phần quà nhỏ bé thôi cũng thấy ý nghĩa và ấm áp vô cùng mỗi độ tết đến, xuân về.
Nhanh tay lựa cho mình món quà tự chọn với giá “0 đồng”, chị Hơ Thị Mỵ vui vẻ cho biết: "Chị em chúng tôi rất háo hức, hẹn nhau từ nhiều hôm trước để cùng tham gia chương trình. Những món quà rất thiết thực, như mì tôm, nước mắm, cá, moi khô, bánh kẹo, mì chính... chúng tôi rất phấn khởi, cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và có động lực để vươn lên trong cuộc sống".
Niềm vui khôn xiết của chị Lò Thị Yêu, thôn Ruộng, xã Bát Mọt (Thường Xuân - hộ phụ nữ nghèo đơn thân) là chị vừa được xét tặng hỗ trợ kinh phí 50 triệu đồng xây mái ấm tình thương do Hội LHPN tỉnh vận động. Đây là món quà mà nhiều năm chị mơ ước, giờ đây đã thành hiện thực. Ra tháng Giêng, người thân và cấp ủy, chính quyền địa phương, tổ chức hội, Đồn Biên phòng Bát Mọt sẽ giúp gia đình chị khởi công xây nhà mới.
“Xuân ấm biên cương” là mong mỏi của cấp ủy, chính quyền các cấp nói chung và của chính những người dân vùng biên. Từ khi thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” do Hội LHPN Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) phát động từ năm 2018, đến nay Hội LHPN tỉnh và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã phối hợp triển khai thực hiện các chương trình đồng hành phủ kín 16 xã giáp biên của tỉnh. Thông qua các hoạt động thiết thực, cụ thể, chương trình đã giúp nhiều gia đình cán bộ, hội viên, phụ nữ có thêm kiến thức nuôi dạy con, không kết hôn sớm, hiểu biết pháp luật... Chương trình đã triển khai nhiều hoạt động, xây dựng các mô hình đi vào cuộc sống, như: “Mẹ đỡ đầu - kết nối yêu thương”, “Nâng bước em tới trường - con nuôi đồn biên phòng”, “Triệu phần quà san sẻ yêu thương”...; hỗ trợ phương tiện sản xuất, mô hình sinh kế, xây nhà, công trình sinh hoạt... giúp các hộ từng bước cải thiện đời sống, an cư lạc nghiệp. Tổng nguồn lực huy động thực hiện chương trình giai đoạn 2018-2020 đạt 11 tỷ đồng; giai đoạn 2021-2025 đạt gần 9 tỷ đồng. Đặc biệt, trong 3 năm 2021-2023, Hội LHPN tỉnh, BĐBP Thanh Hóa đã kịp thời chỉ đạo, phân công cán bộ bám sát địa bàn bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh để thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình khắc phục khó khăn; vận động Nhân dân và hội viên phụ nữ thực hiện mô hình “5 không, 3 sạch”; trao nhiều mô hình kinh tế, kích cầu cho hội viên, phụ nữ người dân sản xuất... Nhiều mô hình sinh kế đã phát huy hiệu quả. Tiêu biểu, như: trao lợn, bò, dê giống tại xã Yên Khương (Lang Chánh); mô hình sinh kế tổ hợp tác chăn nuôi dê, vịt, bò ở xã Trung Lý (Mường Lát); trao mái ấm tình thương, vịt, lợn nái đen sinh sản ở xã Bát Mọt (Thường Xuân)... Nhờ những hoạt động trên, hội viên, phụ nữ vùng giáp biên đã biết cách tổ chức sản xuất và duy trì, nhân rộng mô hình, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Chị Vi Thị Ly, Chủ tịch Hội LHPN xã Trung Lý (Mường Lát), cho biết: “4 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ của xã trong chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” đều sản xuất hiệu quả. Chị em đã biết tổ chức, sắp xếp công việc, nuôi dạy con cái, vận động chồng, con tránh xa các tệ nạn xã hội”.
Chị Lò Thị Tương, Chủ tịch Hội LHPN xã Yên Khương (Lang Chánh) chia sẻ thêm: “Được các đơn vị đồng hành hỗ trợ phát triển sản xuất, tổng trị giá trên 1,2 tỷ đồng. Trong đó, Đồn Biên phòng Yên Khương nhận đỡ đầu 5 học sinh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ vịt giống, thức ăn, xi măng làm các công trình nước sạch, vệ sinh, hàng trăm ngày công lao động hỗ trợ hộ nghèo xây, sửa nhà; khám bệnh miễn phí... chị em rất phấn khởi, có động lực vươn lên thoát nghèo".
Những hỗ trợ trong năm của tổ chức hội phụ nữ các cấp và lực lượng BĐBP tỉnh là “chiếc cần câu”, giúp các hộ nghèo "câu con cá”. Khi các hộ biết cách làm kinh tế nghĩa là nhận thức đã được nâng lên, tư duy tiến bộ hơn và chủ động, tích cực lao động sản xuất, nâng cao đời sống. Với những việc làm đi vào thực chất, chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” đã góp phần cùng địa phương các xã biên giới giảm tỷ lệ hộ nghèo, “thắp lửa” cho vùng biên đón những mùa xuân ấm áp.
Bài và ảnh: Lê Hà
{name} - {time}
-
2024-12-23 10:25:00
Định Hưng xây dựng xã NTM kiểu mẫu nổi trội về chuyển đổi số
-
2024-12-23 10:01:00
Gắn bó nghề đan đèn lồng với đôi tay tật nguyền
-
2024-02-06 14:52:00
Trao nhà tình nghĩa cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn
“Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” cho đoàn viên, người lao động xứ Thanh
Xuân về bên những “Nhà nhân ái”
Chuyện những người đón tết muộn
Mưu sinh ở chợ đầu mối lớn nhất xứ Thanh ngày cận Tết
Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa chủ động chống gian lận thương mại dịp tết
“Xuân ấm áp - Tết đoàn viên” cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa
Rực rỡ phụ kiện trang trí Tết Giáp Thìn 2024
Giữ chân nhân tài: không thể chỉ dựa vào đãi ngộ
Các địa phương huyện Yên Định gặp gỡ động viên thanh niên trước ngày lên đường nhập ngũ