Xử lý nghiêm vi phạm hành lang đê điều
Hiện nay, tình trạng lấn chiếm hành lang đê điều trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra, đe dọa đến sự an toàn của các tuyến đê, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống lụt bão của các địa phương.
Khu vực đê tả sông Yên thuộc xã Quảng Thạch (Quảng Xương) bị xây dựng trái phép chưa được xử lý dứt điểm. (ảnh chụp lúc 15 giờ ngày 23/11/2023).
Qua tìm hiểu của phóng viên, tại vị trí bãi sông tương ứng với đoạn từ K24+331,7 - K24+344 đê tả sông Yên, thuộc xã Quảng Thạch (Quảng Xương), hộ ông Ngô Văn Sơn, xã Quảng Nham trong quá trình cải tạo lại đầm nuôi thủy sản sang nuôi cá giống đã xây dựng nhà tạm với kích thước 6,9 x 4,4m, cao 3m. Công trình có kết cấu chân tường xây gạch cao 0,6m, 4 mặt và mái bắn tôn, nền lát gạch hoa; bán bình nối liền với nhà kích thước 5,4 x 4,4m, cao 2,5m, mái lợp tôn, nền xi măng, cách chân đê tả sông Yên về phía sông khoảng 220m. Ngoài ra ông Sơn còn chôn 6 cột điện cao từ 3m đến 4,5m cách chân đê tả sông Yên về phía sông khoảng 120m. Việc xây dựng nhà tạm và chôn cột điện trên bãi sông của hộ ông Ngô Văn Sơn đã vi phạm các quy định của Luật Đê điều và Luật Phòng, chống thiên tai. Trước thực trạng trên, Chi cục Thủy lợi đã có Công văn số 875/CCTL-QLĐĐ ngày 25/9/2023 đề nghị UBND huyện Quảng Xương chỉ đạo UBND xã Quảng Thạch và các phòng chức năng của huyện tổ chức kiểm tra, xử lý dứt điểm vi phạm xong trước ngày 15/10/2023.
Tuy nhiên, đến chiều ngày 23/11/2023, hộ ông Ngô Văn Sơn mới tháo dỡ công trình nhà tạm và chưa tháo dỡ hệ thống cột điện vi phạm, hoàn trả lại hiện trạng bãi sông. Ông Nguyễn Đức Tại, Chủ tịch UBND xã Quảng Thạch, cho biết: Địa phương đã xuống làm việc và lập biên bản yêu cầu ông Ngô Văn Sơn tháo dỡ các công trình vi phạm hành lang đê điều, trả lại nguyên trạng như ban đầu. Hiện xã đang đôn đốc gia đình tháo dỡ hệ thống cột điện và yêu cầu đầu tháng 12/2023 phải xử lý hoàn thành các công trình vi phạm theo quy định. Đồng thời, địa phương tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đê điều, phòng, chống thiên tai các hộ dân nuôi trồng thủy sản dọc hành lang đê tả sông Yên, không xây dựng các công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ đê điều. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra quản lý chặt chẽ không để tái vi phạm và vi phạm mới phát sinh.
Qua tuần tra, kiểm soát ngày 27/7/2023, Hạt Quản lý đê TP Thanh Hóa đã phát hiện trên tuyến đê tả sông Lạch Trường đoạn từ K0+800 - K1+300 thuộc phường Tào Xuyên, Công ty TNHH Viễn thông TTV Việt Nam đã chôn 9 cột bê tông trên mái đê phía đồng. Ngay sau khi phát hiện vi phạm, Hạt Quản lý đê TP Thanh Hóa đã lập biên bản và yêu cầu công ty tháo dỡ vi phạm. Hiện nay, công ty đang tạm dừng thi công và đang thực hiện các thủ tục cấp phép theo quy định.
Ngoài ra, trên tuyến đê hữu sông Chu, đoạn qua các xã Thiệu Toán, Minh Tâm (Thiệu Hóa), sông Lèn (Hà Trung) có nhiều xe tải chở vật liệu quá tải trọng cho phép đi trên đê gây mất an toàn cho công trình đê điều mà chưa được ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi xe quá tải trọng đi trên đê.
Theo Chi cục Thủy lợi, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 4 vụ vi phạm pháp luật về đê điều trên các tuyến đê Trung ương từ cấp III đến cấp I, chủ yếu trên tuyến đê sông Mã, sông Chu, sông Lèn. Tất cả các vụ vi phạm đều được các cơ quan có liên quan của tỉnh và địa phương xử lý dứt điểm. Để thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đê điều và phòng, chống thiên tai, Chi cục Thủy lợi đang tích cực phối hợp với các địa phương có tuyến đê đi qua tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều và phòng, chống thiên tai đến cộng đồng, nhất là các tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình ven đê, nhằm nâng cao nhận thức của người dân cũng như hiệu quả quản lý, đảm bảo an toàn công trình đê điều.
Cùng với đó, các lực lượng có liên quan và địa phương thường xuyên phối hợp kiểm tra tình hình vi phạm pháp luật về đê điều; kiên quyết ngăn chặn, xử lý dứt điểm các hành vi vi phạm ngay từ khi mới phát sinh theo quy định của pháp luật, không để kéo dài, tồn đọng; gắn trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong việc để xảy ra vi phạm và gắn với việc hoàn thành XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; rà soát các vi phạm còn tồn đọng, chỉ đạo lập phương án xử lý nghiêm, dứt điểm đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Đối với công an các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm xe quá khổ, quá tải trọng cho phép đi trên các tuyến đê, nhất là trên các tuyến đê sông Chu, sông Mã thuộc địa bàn các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định...
Bài và ảnh: Hải Đăng
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 15:51:00
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
-
2023-11-28 07:02:00
Việt Nam cung cấp tôm lớn thứ 2 thế giới, xuất khẩu tới 100 quốc gia
Để sản phẩm OCOP phát triển hài hòa giữa lượng và chất (Bài 2): Lãng phí danh hiệu OCOP
Thạch Thành tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai
Không để bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhập trên địa bàn tỉnh
Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn giống thủy sản
Công trình vốn nông thôn mới chạy đua nước rút (Bài cuối): Tăng tốc trước vạch đích
Lấy Nhân làm gốc, Tập đoàn VAS vào “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
Để sản phẩm OCOP phát triển hài hòa giữa lượng và chất (Bài 1): Không nên vì số mà coi nhẹ sao
Công điện của Thủ tướng về điều hành tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm
Tăng cường kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật những tháng cuối năm