Xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân
Nhà văn hóa và các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân. Với tầm quan trọng đó, sau nhiều năm XDNTM, huyện Thiệu Hóa đã từng bước hoàn thiện đầy đủ, đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở đạt các tiêu chí theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Dân Tài Trần Văn Vương và người dân trò chuyện tại khuôn viên trước nhà văn hóa thôn.
Nhà văn hóa thôn Đoán Quyết Thượng, xã Thiệu Phúc lúc nào cũng nhộn nhịp người đến vui chơi, luyện tập thể thao, văn nghệ... Bí thư chi bộ thôn Trần Văn Việt cho biết: “Sáng sớm và chiều tối có rất nhiều bà con đến nhà văn hóa giao lưu thể thao, tập múa, hát, nhảy dân vũ... Những đợt tuyên truyền, phổ biến chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hay tổ chức họp lấy ý kiến đảng viên, Nhân dân... bà con cũng đều có mặt đông đủ. Việc tham gia sinh hoạt cộng đồng rất vui nên tình làng nghĩa xóm cũng vì thế mà thêm đoàn kết, bền chặt hơn”.
Về thôn Dân Tài, xã Thiệu Chính, Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Trần Văn Vương chia sẻ: Nhân dân trong thôn tự nguyện đóng góp ngày công, kinh phí để nâng cấp nhà văn hóa với giá trị 400 triệu đồng. Cùng với đó, làm khuôn viên nhà văn hóa, lắp đặt thiết bị thể thao trị giá 150 triệu đồng; làm công trình điện chiếu sáng công cộng dài 2.300m trị giá 130 triệu đồng...
Nhà văn hóa không chỉ là nơi tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, mà còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt chính trị... Là nơi Nhân dân thường xuyên đến trao đổi thông tin, giao lưu, tạo sân chơi bổ ích, học hỏi lẫn nhau và thắt chặt thêm tình đoàn kết. Qua đó phát hiện những nhân tố mới để bồi dưỡng, phát triển phong trào văn hóa cơ sở.
Với vai trò quan trọng ấy, trong lộ trình xây dựng đạt huyện NTM nâng cao, huyện Thiệu Hóa đã chỉ đạo các địa phương huy động nguồn lực với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” nhằm huy động sức người, sức của các tầng lớp Nhân dân để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng văn hóa. Nhờ đó, nhà văn hóa và hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến cơ sở từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân.
Huyện đã đầu tư xây dựng Công viên Lương Giang gần 2ha với tổng kinh phí đầu tư 6 tỷ đồng; lắp đặt đầy đủ các dụng cụ tập thể dục - thể thao đơn giản; hệ thống đèn chiếu sáng, trồng hoa, cây xanh...
Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã năm 2024, huyện Thiệu Hóa còn 22 xã, thị trấn. Đến nay, 100% số thôn, xã đã huy động nguồn vốn đầu tư cho thiết chế văn hóa với số tiền trên 203,9 tỷ đồng, trong đó xây mới 65 nhà văn hóa, khu thể thao thôn, khu phố; cải tạo sửa chữa 68 nhà văn hóa, khu thể thao thôn; xây mới 12 công trình nhà văn hóa đa năng, 18 sân vận động, 5 nhà thi đấu cấp xã; cải tạo 10 nhà văn hóa đa năng và 4 sân vận động xã. Toàn huyện có 189 điểm vui chơi giải trí. Các trung tâm văn hóa, thể thao ở các xã đều dành trên 50% thời gian hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao cho trẻ em và người cao tuổi; thường xuyên bổ sung, mua sắm trang thiết bị cần thiết để phục vụ nhu cầu và tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em và người cao tuổi như: Bóng chuyền hơi, xà đơn, xích đu, đi bộ, tập dưỡng sinh, chơi cờ, ghế đá đọc sách báo...
Việc quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao đã góp phần đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thật sự đi vào đời sống, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, thu hút đông đảo người dân tham gia, qua đó góp phần thực hiện tốt tiêu chí văn hóa trong việc xây dựng huyện NTM nâng cao.
Bài và ảnh: Minh Trang
{name} - {time}
-
2025-05-06 11:47:00
Hội thảo khoa học cuốn Địa chí Hoằng Hoá
-
2025-05-06 10:26:00
Chuẩn bị Lễ khởi công, khánh thành các dự án quy mô lớn kỷ niệm Quốc khánh 2/9
-
2025-05-05 18:53:00
“Xương đồng da sắt” hay “chân đồng da sắt”?
Vì sao Đại lễ Vesak được LHQ công nhận là ngày lễ văn hóa tôn giáo quốc tế?
Đề xuất bảo tồn tại chỗ thuyền cổ độc nhất vô nhị tại Việt Nam
Sự độc đáo trong việc tôn tượng Phật lớn nhất thế giới cao tới 167,5m tại Thanh Hóa
[Podcast] Truyện ngắn: Lời thì thầm của sóng
Ngọc Lặc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
Quan tâm tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa
Tạo động lực mới cho văn học - nghệ thuật phát triển
“Ăn” đồng nghĩa với “uống”
Sức sống của dân ca, dân vũ trong xã hội hiện đại