Xây dựng cộng đồng tiêu dùng hiểu biết
Cao điểm thực hiện Công điện số 72/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra quyết liệt ở các địa phương.
Tại Thanh Hóa, sau vụ án làm thuốc giả quy mô lớn bị phát giác, những ngày gần đây đã có thêm những cơ sở kinh doanh gian lận thương mại với số lượng lớn bị phanh phui. Điển hình, tại cửa hàng Tùng Moscow (TP Thanh Hóa) lực lượng chức năng phát hiện hàng trăm mặt hàng thời trang giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ tại Việt Nam. Hay tại Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế An Phát (TP Thanh Hóa) lực lượng chức năng phát hiện nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng nhưng doanh nghiệp lại không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mặt hàng này...
Nạn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn biến rất phức tạp dù lực lượng chức năng đã có nhiều biện pháp đấu tranh. Tệ nạn này không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, mà còn tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội của đất nước.
Dư luận xã hội thể hiện sự thống nhất cao với chủ trương tăng cường đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vì bình yên cuộc sống; đặt nhiều niềm tin và kỳ vọng vào đợt đấu tranh cao điểm này. Rất nhiều ý kiến, nhất là cộng đồng mạng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với việc mở chiến dịch cao điểm toàn quốc truy quét, cho rằng đây là bước đi kịp thời và hết sức cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, lành mạnh hóa thị trường, góp phần thượng tôn pháp luật. Nhiều ý kiến còn bày tỏ mong muốn việc đấu tranh sẽ thực hiện thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, không để xảy ra tình trạng “trên nóng dưới lạnh” hoặc “mạnh trước lỏng sau”...
Mong muốn là dễ hiểu, bởi nhiều người tiêu dùng đã là nạn nhân của tệ nạn hàng giả, gian lận thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn có một bộ phận người tiêu dùng “dung túng”, “tiếp tay” cho việc sản xuất, kinh doanh, gian lận thương mại khi họ sẵn sàng mua hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả các thương hiệu, đơn giản vì các mặt hàng này có giá cả phù hợp túi tiền, mẫu mã bắt mắt.
Để lập lại trật tự trong kinh doanh, từng bước lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đòi hỏi cuộc chiến sẽ không chỉ dừng lại ở một chiến dịch, một đợt cao điểm, thay vào đó từng địa phương, cơ quan chức năng phải thường xuyên hơn với một quyết tâm chính trị cao, huy động được sự đồng hành của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Trong đó, cần thay đổi được suy nghĩ của một bộ phận người tiêu dùng, có thái độ kiên quyết nói không với hàng giả, hàng nhái, ưu tiên hàng chất lượng thay vì dùng hàng giá rẻ, tiến tới xây dựng một cộng đồng tiêu dùng thông minh, tiêu dùng có trách nhiệm.
Tuệ Minh
{name} - {time}
-
2025-07-18 15:02:00
Bộ Nội vụ lấy ý kiến phương án lương tối thiểu vùng năm 2026 tăng 7,2%
-
2025-07-18 14:12:00
Công an phường Đông Quang tuần tra đêm bảo vệ bình yên cho Nhân dân
-
2025-07-18 13:17:00
Bộ Nội vụ yêu cầu cập nhật Cơ sở dữ liệu Quốc gia về cán bộ công chức, viên chức
Giải quyết dứt điểm tồn đọng về sát hạch, cấp đổi giấy phép lái xe trước 30/7
Xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1 từ 17h hôm nay đến 17h30 ngày 26/7
Dâng hương tưởng nhớ các vị thần được phối thờ tại đền Hạ
Thói quen tai hại khiến người trẻ đột quỵ
Ngày thi đầu tiên Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025-2026 diễn ra an toàn
Hơn 61.600 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 5 tháng
Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025
Mối nguy tiềm ẩn từ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ
Tỷ lệ thi sính dự thi môn Ngữ văn, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025-2026 đạt 99,71%