(Baothanhhoa.vn) - Gần đến ngày Tết cổ truyền, làng nghề bánh đa nem Đắc Châu, xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa lại tất bật, tranh thủ ngày đêm sản xuất bánh để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Làng nghề vào Tết: Rộn ràng làng nghề bánh đa nem Đắc Châu

Gần đến ngày Tết cổ truyền, làng nghề bánh đa nem Đắc Châu, xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa lại tất bật, tranh thủ ngày đêm sản xuất bánh để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Làng nghề vào Tết: Rộn ràng làng nghề bánh đa nem Đắc Châu

Vào những ngày này, đến làng Đắc Châu, dễ dàng bắt gặp hình ảnh những giàn phơi bánh đa nem ngay ven đường, bên mái hiên, trước sân nhà… Người dân tất bật với công việc tráng, phơi và thu gom bánh.

Làng nghề vào Tết: Rộn ràng làng nghề bánh đa nem Đắc Châu

Quy trình làm bánh cũng khá nhiều công đoạn như: ngâm gạo, xay bột, ép bột, tráng và phơi bánh.... Bánh phải lành lặn, mềm, dẻo, thơm mới đạt yêu cầu. Trở ngại lớn nhất của người làm bánh đa nem là vào các ngày trời mưa, không thể phơi được bánh, vì vậy chất lượng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng. Trời nắng hanh là thời tiết phù hợp nhất để phơi bánh đa nem.

Làng nghề vào Tết: Rộn ràng làng nghề bánh đa nem Đắc Châu

Bánh đa nem làng Đắc Châu có đặc điểm là bánh mỏng, dai, khi rán lại dòn, có mùi thơm, không bị nát nên rất được các bà nội trợ lựa chọn. Người dân làng nghề Đắc Châu làm ra sản phẩm đến đâu tiêu thụ hết đến đó, nhất là trong những ngày lễ, Tết.

Làng nghề vào Tết: Rộn ràng làng nghề bánh đa nem Đắc Châu

Bà Phùng Thị Lan (52 tuổi), thôn Đắc Châu 1, đã có 40 năm làm nghề, cho biết: Nghề làm bánh đa nem làng Đắc Châu đã có từ nhiều đời nay, cứ thế hệ này truyền lại cho thế hệ khác. Bà Lan được bố mẹ dạy nghề từ khi còn rất nhỏ, lên 12 tuổi bà đã tráng bánh thành thạo. Bánh được sản xuất quanh năm, nhưng vào dịp giáp Tết cổ truyền đơn hàng nhiều hơn nên đòi hỏi các hộ dân làm nghề phải khẩn trương sản xuất để có đủ bánh đa nem phục vụ nhu cầu thị trường. Theo bà Lan, nguyên liệu làm bánh đa nem là loại gạo Q5. Gạo được vo sạch rồi xay nhỏ mịn, đem ép bột qua đêm cho kiệt nước, sau đó sáng mai đem bột gạo hòa với nước vừa đủ để tráng bánh. Bột pha không được loãng quá, cũng không đặc quá, nếu không bánh sẽ dính, nát không tráng được.

Làng nghề vào Tết: Rộn ràng làng nghề bánh đa nem Đắc Châu

Bánh sau khi tráng được phơi ngoài nắng từ 10-30 phút tùy thuộc vào tình hình thời tiết.

Làng nghề vào Tết: Rộn ràng làng nghề bánh đa nem Đắc Châu

Theo người dân làm nghề ở đây, nguyên liệu làm bánh chỉ đơn thuần là gạo tẻ, không cho thêm bất cứ chất phụ gia nào, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà vẫn giữ được độ dẻo dai và hương vị đặc trưng nên được người tiêu dùng yêu thích.

Làng nghề vào Tết: Rộn ràng làng nghề bánh đa nem Đắc Châu

Nghề làm bánh đa nem cũng rất vất vả, vào những ngày thường, các hộ dân làm bánh phải thức dậy từ 3h sáng và kết thúc công việc vào 13h hàng ngày. Dịp giáp Tết Nguyên Đán, các gia đình phải kéo dài thời gian tráng bánh lên 15h-16h, đồng thời huy động thêm nhân lực để làm bánh bởi nhu cầu đặt hàng lớn. Nơi đây, đàn ông cũng tráng bánh rất thành thạo. Trung bình mỗi người tráng được khoảng 2.500 cái/ngày.

Làng nghề vào Tết: Rộn ràng làng nghề bánh đa nem Đắc Châu

Sau khi phơi khô, bánh được đem vào và xếp thành tệp theo đơn đặt hàng của khách.

Làng nghề vào Tết: Rộn ràng làng nghề bánh đa nem Đắc Châu

Bánh đa nem ngày thường có giá 30.000-35.000 đồng/100 cái; vào ngày Tết giá cao hơn từ 40.000-45.000 đồng/100 cái.

Làng nghề vào Tết: Rộn ràng làng nghề bánh đa nem Đắc Châu

Để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới, ngay từ tháng 9 âm lịch, các gia đình làm nghề bánh đa nem đã phải chuẩn bị tăng sản lượng cho kịp đơn hàng. Không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh, bánh đa nem Đắc Châu đã trở thành sản phẩm quen thuộc của nhiều nơi trong cả nước.

Hoàng Giang – Hoài Thu

Tin liên quan:

Hoàng Giang – Hoài Thu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]