(Baothanhhoa.vn) - Ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới của tỉnh Thanh Hóa, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống đông, vì vậy công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) càng có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, giữ vững quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn vùng DTTS và miền núi (MN) biên giới.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân vùng biên

Ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới của tỉnh Thanh Hóa, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống đông, vì vậy công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) càng có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, giữ vững quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn vùng DTTS và miền núi (MN) biên giới.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân vùng biênCán bộ Đồn BP Tam Thanh phát tờ rơi tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam cho người dân bản Bôn, xã Tam Thanh (Quan Sơn).

Bộ đội biên phòng đồng hành cùng người dân

Trên địa bàn huyện Quan Sơn, có 3 đồn biên phòng (BP) đóng quân đó là: Đồn BP Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Na Mèo, Đồn BP Mường Mìn, Đồn BP Tam Thanh, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới quốc gia, tham gia cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện phát triển KT-XH, giữ vững an ninh trật tự (ANTT) khu vực vùng biên.

Đồn BP CKQT Na Mèo (Quan Sơn) bố trí phòng đọc sách, tìm hiểu và tư vấn pháp luật cho người dân ngay tại cổng đơn vị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân, du khách nơi vùng biên được tìm hiểu sách báo, tư vấn pháp luật. Đồng thời, nơi đây cũng là địa điểm sinh hoạt của các thành viên, tổ tư vấn pháp luật thuộc Câu lạc bộ (CLB) Tư vấn pháp luật, hướng nghiệp.

Thiếu tá Mai Chí Thức, Chính trị viên phó Đồn BP CKQT Na Mèo cho biết: Thời gian qua, Đảng ủy, ban chỉ huy đồn luôn xác định rõ nội dung công tác TTPBGDPL là nhiệm vụ chính trị thường xuyên. Hàng tháng, hàng quý, căn cứ vào kế hoạch của Bộ Chỉ huy Bộ đội BP tỉnh để xây dựng triển khai kế hoạch TTPBGDPL cho cán bộ, chiến sĩ phù hợp với tình hình nhiệm vụ của đơn vị. Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, đơn vị đã tham mưu cho Phòng Dân tộc huyện Quan Sơn và 2 xã Na Mèo, Sơn Thủy kiện toàn tổ ANTT khu vực biên giới và người tham gia bảo vệ đường biên cột mốc. Hiện nay trên địa bàn 2 xã Na Mèo, Sơn Thủy có 15 người tham gia bảo vệ đường biên cột mốc và 20 tổ ANTT khu vực biên giới với 62 người tham gia. Năm 2024, đơn vị phối hợp với 2 xã triển khai thực hiện công tác TTPBGDPL được 23 buổi/46 lượt cán bộ tham gia tuyên truyền/1.264 lượt người nghe. Tổ chức tiếp nhận các loại tài liệu nghiệp vụ TTPBGDPL cho các bản gồm đĩa DVD, tài liệu tuyên truyền, sổ tay; phát tờ rơi... phục vụ công tác PBGDPL đến với cán bộ, Nhân dân khu vực biên giới. Phối hợp với Phòng Tư pháp tham mưu cho UBND huyện Quan Sơn củng cố CLB Tư vấn pháp luật, hướng nghiệp tại đơn vị và 2 xã Na Mèo, Sơn Thủy. Đến nay, đơn vị đã có hệ thống tủ sách, giá sách pháp luật với hơn 1.000 đầu sách các loại. Trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục phối hợp với MTTQ, Phòng Tư pháp huyện và 2 xã Sơn Thủy, Na Mèo tổ chức TTPBGDPL cho Nhân dân trên địa bàn, tập trung vào những nội dung cơ bản của các luật, bộ luật theo định hướng năm 2025; triển khai xây dựng mô hình điểm “Bản sáng vùng biên”; tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Đến thăm Đồn BP Tam Thanh, đóng quân tại bản Na Ấu, xã Tam Thanh (Quan Sơn), đơn vị quản lý 2 xã Tam Lư, Tam Thanh gồm 14 bản, trong đó có 9 bản giáp biên, có 3 dân tộc cùng sinh sống là Thái, Mường, Kinh.

Trung tá Lê Văn Kiên, Chính trị viên Đồn BP Tam Thanh cho biết: Nhằm thực hiện hiệu quả công tác TTPBGDPL, đơn vị thành lập “CLB tư vấn pháp luật” để hỗ trợ tư vấn pháp lý cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị và Nhân dân trên địa bàn; có phòng đọc, tủ tài liệu pháp luật để cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tìm hiểu, nghiên cứu.

Năm 2024, đơn vị phối hợp với Hội LHPN huyện Quan Sơn tổ chức lễ ra mắt tổ tuyên truyền lưu động tại bản Pa, xã Tam Thanh, đồng thời TTPBGDPL về nạn tảo hôn, hành vi bạo lực gia đình, thu hút 105 hội viên trong bản tham dự. Phối hợp với Ủy ban MTTQ, Hội LHPN, Đoàn Thanh niên của 2 xã Tam Thanh, Tam Lư tổ chức tuyên truyền và lồng ghép tuyên truyền được 36 buổi/14 bản/3.350 lượt người nghe. Đơn vị thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia đấu tranh tố giác tội phạm, giữ gìn ANTT địa bàn. Trong năm 2024, đơn vị đã bắt, khởi tố 1 vụ/1 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy, tang vật thu giữ 1.055 viên ma túy tổng hợp; đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ bàn giao người, tang vật cho Công an tỉnh Thanh Hóa xử lý theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính 2 vụ/2 đối tượng có hành vi vận chuyển lâm sản trái phép và chăn thả gia súc qua biên giới. Thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, hàng năm đơn vị rà soát, đề nghị Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn ký quyết định kiện toàn danh sách các cá nhân tự nguyện tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc; kiện toàn các tổ tự quản ANTT tại các bản. Hiện nay, đang duy trì 15 cá nhân tự nguyện tham gia bảo vệ 10 mốc quốc giới, với đoạn biên giới dài 28,104km; duy trì 14 tổ/42 thành viên tự quản ANTT khu vực biên giới thuộc 2 xã Tam Lư và Tam Thanh. Thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tra kiểm soát bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, địa bàn và đối ngoại BP. Quan hệ đoàn kết, hữu nghị hai bên biên giới luôn được củng cố và phát huy, đường biên, mốc giới được giữ vững, ổn định, an ninh rừng bảo đảm an toàn.

Góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân

Thời gian qua, công tác PBGDPL trên địa bàn huyện Quan Sơn đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, từng bước góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, người dân và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Năm 2024, Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện được kiện toàn với 30 thành viên do lãnh đạo UBND huyện làm Chủ tịch Hội đồng và các phòng, ban, ngành, hội đoàn thể của huyện làm thành viên. Các hình thức PBGDPL ngày càng đa dạng, phong phú, thiết thực và gần gũi hơn với Nhân dân. Bên cạnh các hình thức PBGDPL truyền thống thì việc ứng dụng công nghệ thông tin tiếp tục được triển khai áp dụng, huyện triển khai thực hiện tốt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2019-2021” và xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trên địa bàn huyện. Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đăng tải các văn bản pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ, tình huống pháp luật, các tin, bài phản ánh các hoạt động PBGDPL cũng như các quy định pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị lên Trang thông tin PBGDPL thành phần thuộc Trang thông tin PBGDPL tỉnh Thanh Hóa. Từ năm 2020 đến nay, huyện Quan Sơn đã tổ chức 338 cuộc tuyên truyền pháp luật cho 28.621 lượt người. Đặc biệt, nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật, ngành tư pháp cùng với các ngành, các cấp đã triển khai có hiệu quả Ngày Pháp luật Việt Nam hàng năm (9/11) bằng nhiều hình thức phong phú. Nhờ đó, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân đã được nâng lên rõ rệt. Hiện nay, UBND huyện đã công nhận 30 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, có 160 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã, hầu hết là người DTTS.

Ông Cầm Bá Tường, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Công tác TTPBGDPL luôn có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của mọi người dân, trong đó có người dân vùng DTTS&MN. Đặc biệt, khi nội dung “Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS” thuộc Nội dung số 02, Tiểu dự án 1, Dự án 10 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai thực hiện, công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền vận động người dân vùng DTTS&MN của tỉnh càng được đẩy mạnh. Nhiệm vụ của nội dung là đẩy mạnh công tác TTPBGDPL, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên trên địa bàn trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật, góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg. Nhiều hình thức tuyên truyền đã được áp dụng thực hiện hiệu quả như tuyên truyền pháp luật qua phương tiện truyền thanh, truyền hình, tổ chức các hội nghị tập huấn, cấp phát tài liệu, xây dựng tủ sách pháp luật, tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật... đã và đang góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho mỗi người dân theo tinh thần “Sống và làm việc theo pháp luật”; từ đó “dân chủ” được phát huy, trật tự an toàn xã hội được ổn định, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phương, giữ vững QP-AN.

Bài và ảnh: Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]