(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP (NQ11) về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, đến nay trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tín dụng chính sách góp phần khôi phục nền kinh tế

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP (NQ11) về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, đến nay trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tín dụng chính sách góp phần khôi phục nền kinh tế

Cán bộ NHCSXH kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay tại xã Ái Thượng (Bá Thước).

Cho vay vốn giải quyết việc làm theo NQ11 của Chính phủ nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn. Các đối tượng được vay vốn tập trung chủ yếu vào nhóm hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Đơn cử như gia đình anh Lê Huy Tiến ở thôn Lộc Xá, xã Quảng Long (Quảng Xương) là một trong những hộ đã phát huy hiệu quả nguồn vốn vay theo NQ11. Anh Tiến cho biết: “Tôi rất phấn khởi và cảm thấy may mắn vì được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ. Nhờ nguồn vốn này đã giúp tôi và gia đình có động lực, phấn đấu vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và nuôi ước mơ làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Gia đình tôi đã được vay 90 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Quảng Xương để đầu tư nuôi hơn 10 con hươu, mỗi năm mô hình của gia đình cho thu nhập hơn 200 triệu đồng từ bán hươu giống và nhung hươu. Với những kết quả đạt được, tôi dự kiến cuối năm sẽ tiếp tục mở rộng chuồng trại nuôi hươu kết hợp bán hươu giống cho các hộ gia đình có nhu cầu thực hiện mô hình này".

Để thực hiện tốt việc giải ngân vốn vay theo NQ11 của Chính phủ, NHCSXH Thanh Hóa đã phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tích cực rà soát các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn, cân đối, bố trí đủ nguồn lực để đáp ứng. Cùng với đó, làm tốt công tác tuyên truyền các chương trình cho vay theo NQ11 và thực hiện hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong năm 2022 và 2023 đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm tại ngân hàng. Tính đến 30-6, tổng dư nợ cho vay theo NQ11 trên địa bàn tỉnh đạt gần 529 tỷ đồng. Trong đó, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là gần 220 tỷ đồng; cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở 270 tỷ đồng; cho vay học sinh, sinh viên mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến 35,3 tỷ đồng; cho vay đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 là 3,6 tỷ đồng với 65 cơ sở được vay vốn. Nguồn vốn ưu đãi góp phần giải quyết “cơn khát vốn”, giúp các đối tượng chính sách bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 giảm bớt khó khăn, nhanh chóng ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh việc đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo NQ11, NHCSXH Thanh Hóa tiếp tục thực hiện tốt các chương trình tín dụng khác. Đến nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng trên địa bàn đạt trên 13.000 tỷ đồng với gần 249,6 nghìn khách hàng còn dư nợ; doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2023 đạt 2.391 tỷ đồng, với gần 47,2 nghìn khách hàng được vay vốn.

Có thể khẳng định, mặc dù nền kinh tế chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 và tình hình thế giới, nhưng NHCSXH Thanh Hóa đã chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, bám sát sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương, tập trung huy động được nguồn lực lớn và chuyển tải kịp thời, an toàn nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, trở thành trụ cột trong chương trình giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội bền vững.

Ông Lê Hữu Quyền, Giám đốc NHCSXH Thanh Hóa, cho biết: “Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, bảo đảm các đối tượng yếu thế, hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách đều được tiếp cận vay vốn tín dụng chính sách. Chúng tôi luôn tự ý thức “rèn đức, luyện nghề, sáng tạo”, mỗi cán bộ đều hun đúc ý chí, khát vọng “nơi nào có người nghèo, nơi đó có mạch nguồn tín dụng ưu đãi”, cùng với bà con tiếp những ước mơ, những khát vọng đổi đời trên mảnh đất quê hương xứ Thanh. Thời gian tới, trên cơ sở kết quả rà soát nhu cầu vay vốn, NHCSXH Thanh Hóa tiếp tục đề nghị NHCSXH Việt Nam quan tâm, bổ sung thêm nguồn vốn cho vay chương trình; đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục dành nguồn vốn ngân sách ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan thực hiện tốt NQ11; tăng cường rà soát đối tượng vay vốn; khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, giải ngân kịp thời các chương trình tín dụng theo NQ11, bảo đảm hiệu quả, đúng đối tượng để kịp thời hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chính sách cho vay theo NQ11, nhất là tập trung tuyên truyền chính sách cho vay nhà ở xã hội để mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận chính sách nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả nhất”.

Bài và ảnh: Khánh Phương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]