(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là một trong số ít tỉnh, thành phố trong cả nước có mạng lưới giao thông với tất cả các loại hình như đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Trong đó, đường bộ có tổng chiều dài khoảng 28.645km; đường sắt Bắc - Nam có chiều dài 103,5km; 23 tuyến đường thủy nội địa với chiều dài 761,5km; 102km đường bờ biển, với 2 cảng biển là cảng nước sâu Nghi Sơn và cảng Lệ Môn; Cảng Hàng không Thọ Xuân đã được quy hoạch trong mạng lưới Cảng hàng không quốc tế.

Thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Thanh Hóa là một trong số ít tỉnh, thành phố trong cả nước có mạng lưới giao thông với tất cả các loại hình như đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Trong đó, đường bộ có tổng chiều dài khoảng 28.645km; đường sắt Bắc - Nam có chiều dài 103,5km; 23 tuyến đường thủy nội địa với chiều dài 761,5km; 102km đường bờ biển, với 2 cảng biển là cảng nước sâu Nghi Sơn và cảng Lệ Môn; Cảng Hàng không Thọ Xuân đã được quy hoạch trong mạng lưới Cảng hàng không quốc tế.

Thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thôngThực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, công tác đào tạo lái xe được tăng cường quản lý. (Trong ảnh: Sân tập lái của Trường Cao đẳng Nghề kinh tế - công nghệ VICET).

Với mạng lưới giao thông như trên, giai đoạn 2009-2023 các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể trong tỉnh đã tổ chức triển khai quyết liệt, kịp thời, huy động tối đa lực lượng, phương tiện thực hiện chính sách, pháp luật về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT). Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, kế hoạch, công điện, văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường công tác đảm bảo TTATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh; nâng cao trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong công tác bảo đảm TTATGT, công tác quy hoạch phát triển giao thông - vận tải của tỉnh. Các cấp, ngành, huyện, thị xã, thành phố, tổ chức chính trị - xã hội đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT đường bộ trên các phương tiện truyền thông với nhiều hình thức, nội dung phong phú, đa dạng.

Tính từ ngày 1/7/2009 đến hết 31/12/2023 Ban ATGT tỉnh và các ngành thành viên, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp đăng tải hơn 32.900 phóng sự, hơn 24.760 tin bài, 1.100 chuyên đề tuyên truyền pháp luật về ATGT; treo 1.300 khẩu hiệu trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, các tuyến phố chính; cấp phát hơn 980.000 tờ rơi, 18.974 áp phích và 2.000 đĩa CD tuyên truyền về tải trọng xe, phòng chống rượu bia khi điều khiển phương tiện, đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe gắn máy, tuân thủ quy định về tốc độ; cấp phát hơn 2 triệu bản cam kết cho cán bộ, học sinh, sinh viên và Nhân dân cam kết không vi phạm pháp luật ATGT. Qua đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiểu và chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, góp phần bảo đảm TTATGT; số vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy... được kiềm chế, từng bước giảm trên cả 3 tiêu chí về số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương.

Công tác đầu tư xây dựng, bảo trì các tuyến đường giao thông cũng được tỉnh ưu tiên đầu tư. Các vị trí “điểm đen” tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông được xử lý kịp thời; tỉnh đã huy động các nguồn vốn từ Trung ương và địa phương đạt 60.120 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, bảo trì, xử lý “điểm đen” các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT đường bộ được các lực lượng chức năng của Công an tỉnh và lực lượng thanh tra giao thông thường xuyên tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT đường bộ; các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 1.393.948 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền nộp Kho bạc Nhà nước 1.474,4 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe 101.882 trường hợp, tạm giữ 165.635 phương tiện.

Công tác vận tải được chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu vận chuyền hàng hóa và đi lại của Nhân dân; công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, công tác đăng kiểm phương tiện được kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy định, phục vụ tốt nhu cầu của người dân..., qua đó đóng góp phần tích cực vào kết quả phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, tạo lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp.

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh thực tế trong thời gian thực hiện chính sách, pháp luật về công tác đảm bảo TTATGT vẫn còn một số tồn tại, đó là: Nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật giao thông, kỹ năng điều khiển phương tiện của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém; thiếu trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông; hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT ở một số địa phương chưa tạo được sức lan tỏa sâu rộng, chưa đến được tận người dân. Tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ, đường sắt vẫn diễn ra; hầu hết trên các tuyến giao thông đường bộ của tỉnh chưa được lắp hệ thống camera giám sát, xử lý vi phạm nên chưa có tác dụng răn đe, giáo dục và hạn chế trong công tác xử lý vi phạm, phòng ngừa, kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông. Hạ tầng giao thông phát triển chưa theo kịp yêu cầu số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng gia tăng...

Để tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trọng tâm đảm bảo TTATGT, thời gian tới UBND tỉnh đề nghị người đứng đầu các cấp ủy đảng, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường chỉ đạo, quán triệt, yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về TTATGT.

Chủ động trong việc xây dựng các kế hoạch chuyên đề, các phương án, tăng cường công tác phối hợp tuần tra, kiểm soát; tập trung xử lý nghiêm các hành vi phóng nhanh, vượt ẩu, vi phạm tốc độ, đi sai làn đường, uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ATGT đảm bảo vừa sâu rộng, vừa thực chất; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin, mạng xã hội để truyền tải thông tin nhanh nhất, rộng khắp đến mọi tầng lớp Nhân dân; tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác xử lý vi phạm về TTATGT, tập trung vào các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông; huy động các nguồn vốn để từng bước đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, đồng bộ. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành vận tải, điều khiển giao thông, giám sát hoạt động phương tiện, người điều khiển phương tiện, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống và những hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT. Tổ chức điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh những vụ án tai nạn giao thông, xem xét đưa các vụ điển hình vào xét xử lưu động để răn đe, tuyên truyền, giáo dục chung...

Bài và ảnh: Ngân Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]