(Baothanhhoa.vn) - Trên chặng đường 75 năm qua, Quốc hội Việt Nam luôn là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Quốc hội của Nhân dân, do N hân dân, vì Nhân dân và không ngừng lớn mạnh. Hoạt động của Quốc hội không ngừng đổi mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong các giai đoạn cách mạng, đóng góp to lớn, có tính quyết định vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước, của Nhân dân ta.

Luôn luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước (Bài 2): Những dấu ấn lịch sử trên chặng đường vẻ vang

Trên chặng đường 75 năm qua, Quốc hội Việt Nam luôn là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Quốc hội của Nhân dân, do N hân dân, vì Nhân dân và không ngừng lớn mạnh. Hoạt động của Quốc hội không ngừng đổi mới, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong các giai đoạn cách mạng, đóng góp to lớn, có tính quyết định vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước, của Nhân dân ta.

Luôn luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước (Bài 2): Những dấu ấn lịch sử trên chặng đường vẻ vang

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca của đất nước tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội thống nhất (Quốc hội khóa VI), ngày 2-6-1976. Ảnh: Tư liệu

Quốc hội khóa I

Sau thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên, Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I đã khai mạc vào ngày 2-3-1946 tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Quốc hội đã thực hiện những nhiệm vụ của cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đồng thời, tại kỳ họp này, để tập hợp các lực lượng đại diện các đảng phái, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị và được toàn thể Quốc hội chấp nhận mở rộng thành phần Quốc hội thêm 70 đại biểu Việt Quốc, Việt Cách không qua bầu cử. Như vậy, tổng số đại biểu Quốc hội khóa I nâng lên thành 403 đại biểu.

Luôn luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước (Bài 2): Những dấu ấn lịch sử trên chặng đường vẻ vang

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I - Quốc hội đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội. Ảnh: Tư liệu

Kỳ họp thứ hai, tổ chức từ ngày 28-10 đến 09-11-1946, vai trò của Quốc hội được thể hiện rõ nét hơn qua việc thực hiện những nhiệm vụ rất quan trọng về đối nội và đối ngoại.

Các đại biểu Quốc hội đã chất vấn Chính phủ và Ban Thường trực Quốc hội nhiều vấn đề thuộc các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, tài chính, nội vụ.

Quốc hội đã thảo luận và thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Hiến pháp 1946. Đây là bản Hiến pháp đầu tiên phản ánh bản chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh lan rộng, Quốc hội lập hiến do toàn dân bầu ra ngày 6-1-1946 trở thành Quốc hội lập pháp và kéo dài nhiệm kỳ hoạt động (khóa I) đến năm 1960. Trong giai đoạn này, Quốc hội đã cùng với Nhân dân thực hiện sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, thực hiện cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, quyết liệt trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa...

Quốc hội khóa I diễn ra 14 năm, tổ chức 12 kỳ họp và xem xét, thông qua bản Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, 16 đạo luật và 50 nghị quyết, trong đó có những đạo luật quan trọng như: Luật Cải cách ruộng đất, Luật quy định quyền tự do hội họp, Luật quy định quyền lập hội, Luật về chế độ báo chí...

Đánh giá công lao to lớn của Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói tại kỳ họp thứ 12: “Quốc hội ta đã hết lòng vì dân vì nước, đã làm trọn một cách vẻ vang nhiệm vụ của những đại biểu của Nhân dân”.

Xây dựng hậu phương vững chắc, tất cả cho tiền tuyến

Từ khóa II đến khóa V, Quốc hội tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp năm 1959 với chủ trương tất cả cho tiền tuyến, xây dựng hậu phương vững chắc, chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước.

Quốc hội khóa II (1960 - 1964) đã phát huy vai trò quan trọng của mình trong việc động viên sức người, sức của để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.

Quốc hội khóa III (1964 - 1971), kéo dài trong 7 năm, với 7 kỳ họp. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội thêm một số quyền hạn trong trường hợp Quốc hội không có điều kiện thuận tiện để họp. Theo đó, những chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác lớn về chống Mỹ cứu nước, về chính sách kinh tế thời chiến, về đối ngoại đều được Chính phủ kịp thời báo cáo với Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn nhanh chóng, là điều kiện quan trọng bảo đảm kịp thời những yêu cầu của chiến tranh.

Luôn luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước (Bài 2): Những dấu ấn lịch sử trên chặng đường vẻ vang

Quốc hội khóa III (1964 - 1971) kéo dài trong 7 năm. Ảnh: Tư liệu

Quốc hội khóa IV (1971 - 1975) đã ban hành nhiều nghị quyết góp phần quan trọng vào việc củng cố và xây dựng Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sức mạnh để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải đàm phán và ký kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973).

Hoạt động của Quốc hội cũng góp phần quan trọng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta đánh đổ chế độ thực dân mới ở miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước.

Quốc hội khóa VI - Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, yêu cầu cấp thiết đặt ra lúc này là phải thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Ngày 27-10-1975, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên đặc biệt để thảo luận, thông qua đề án thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, cử đoàn đại biểu Miền Bắc tham dự Hội nghị hiệp thương với đoàn đại biểu Miền Nam.

Tại Hội nghị hiệp thương, các đại biểu 2 miền đã khẳng định “cần hoàn thành thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là sự thống nhất trọn vẹn vững chắc nhất”.

Luôn luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước (Bài 2): Những dấu ấn lịch sử trên chặng đường vẻ vang

Công nhân Hải Phòng bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VI. Ảnh: Tư liệu

Ngày 25-4-1976, hơn 23 triệu cử tri cả nước đã đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa VI. Quốc hội khóa VI (1976 - 1981) là Quốc hội của Nước Việt Nam thống nhất; tổng số có 492 đại biểu.

Tại phiên họp thứ nhất Quốc hội khóa VI đã thông qua Nghị quyết, quyết định Quốc hội của Nước Việt Nam thống nhất là Quốc hội khóa VI; quyết định đổi tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quy định Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca; chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh; quy định Thủ đô của nước Việt Nam thống nhất là Hà Nội.

Quốc hội khóa VI diễn ra trong 5 năm, họp 7 kỳ và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Kỳ họp thứ 7 (tháng 12-1980), Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp mới của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiến pháp 1980. Đây là bản Hiến pháp thứ ba được Quốc hội thông qua để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng.

Không ngừng đổi mới, lớn mạnh, đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới

Trải qua các giai đoạn cách mạng, Quốc hội đã có những đổi mới cơ bản, khắc phục tính hình thức, hạn chế trong hoạt động ở các khóa trước và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu dân cử cao nhất, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội khóa VII (1981 - 1987) và khóa VIII (1987 - 1992) được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp 1980 và Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước 1981.

Hiến pháp 1980 đã có sự điều chỉnh lớn về cơ cấu tổ chức của Quốc hội. Đó là việc thiết lập Hội đồng Nhà nước thay cho chế định Ủy ban Thường vụ Quốc hội và lần đầu tiên Hiến pháp quy định chức danh Chủ tịch Quốc hội.

Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Quốc hội khóa VIII là Quốc hội của giai đoạn đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra. Quốc hội đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1980, thông qua tại kỳ họp thứ 11 (năm 1992). Hiến pháp 1992 đã thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đưa đất nước phát triển trong giai đoạn mới.

Luôn luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước (Bài 2): Những dấu ấn lịch sử trên chặng đường vẻ vang

Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội khóa VIII thông qua tại kỳ họp thứ 11 đã tạo hành lang pháp lý, đưa đất nước phát triển trong giai đoạn mới. Ảnh: Tư liệu

Quốc hội khóa IX (1992 - 1997) và khóa X (1997 - 2002) ngày càng chú trọng và chủ động hơn trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, như: Quyết định các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu Quốc gia; tổ chức bộ máy và nhân sự của các cơ quan Nhà nước do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; các vấn đề về bảo đảm quốc phòng - an ninh. Hoạt động giám sát, hoạt động đối ngoại có sự đổi mới cả về nội dung và hình thức.

Quốc hội khóa XI (2002 - 2007) và khóa XII (2007 - 2011) đã tăng đáng kể số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, tăng số lượng các Ủy ban của Quốc hội. Đồng thời, Quốc hội đã ban hành số lượng lớn các luật, nghị quyết, pháp lệnh, với chất lượng các dự án luật, pháp lệnh được thông qua đã bám sát yêu cầu của cuộc sống, xử lý tốt một số vấn đề nhạy cảm và phản ánh đầy đủ hơn thực tiễn xã hội.

Luôn luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước (Bài 2): Những dấu ấn lịch sử trên chặng đường vẻ vang

Cử tri xã Hồi Xuân (huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá) đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016. Ảnh: Hoàng Lam (Báo Tiền Phong)

Quốc hội khóa XIII (2011 - 2016) tổ chức bầu ngày 22-5-2011. Đây là lần đầu tiên cử tri cả nước tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp trong cùng một ngày với quy mô lớn.

Quốc hội khóa XIII đã thông qua toàn văn Dự thảo Hiến pháp năm 2013 (tại kỳ họp thứ 6).

Hiến pháp 2013 thể hiện tinh thần đổi mới sâu sắc, tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho sự vận hành toàn bộ đời sống xã hội trên nền tảng dân chủ, pháp quyền và tạo động lực mạnh mẽ để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Nhiệm kỳ này, Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua 100 luật, bộ luật, 10 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật.

Quốc hội khóa XIII tạo ra dấu mốc lịch sử khi lần đầu tiên tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Quốc hội khóa XIII cũng ghi dấu ấn với việc lần đầu tiên tất cả các thành viên Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Các vấn đề quan trọng của đất nước được Quốc hội thảo luận dân chủ, bám sát thực tiễn, phân tích thấu đáo bảo đảm lợi ích chung, phù hợp với ý chí và nguyện vọng của Nhân dân trước khi quyết định.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ, thực hiện tốt chức năng là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại diện cao nhất của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Truyền thống đoàn kết, vì dân, vì nước của Quốc hội khoá I do Chủ tịch Hồ Chí Minh hết lòng chăm lo xây dựng và phát triển đã đưa kháng chiến đến thắng lợi thì nhất định vẫn là một trong những nhân tố quan trọng để Quốc hội Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, vì một Nước Việt Nam phát triển phồn vinh và hạnh phúc.

Việt Linh

Tin liên quan:
  • Luôn luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước (Bài 2): Những dấu ấn lịch sử trên chặng đường vẻ vang
    Luôn luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước (Bài 1): Từ ...

    Cách đây 75 năm, ngày 06-01-1946, một sự kiện trọng đại đã đi vào lịch sử nước ta như một mốc son chói lọi, đánh dấu bước phát triển về thể chế dân chủ, mở ra một thời kỳ phát triển mới của đất nước Việt Nam, đó là ngày toàn dân tham gia cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội. Trải qua chặng đường vẻ vang 75 năm xây dựng và phát triển, với 14 nhiệm kỳ hoạt động, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, luôn nỗ lực, trách nhiệm vì lợi ích của Nhân dân, của đất nước.


Việt Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]