(Baothanhhoa.vn) - Chiều 10-1, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến góp ý về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025

Chiều 10-1, tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến góp ý về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025

Toàn cảnh Kỳ họp tại điểm cầu Thanh Hóa.

Tham gia góp ý về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, ĐBQH chuyên trách Cầm Thị Mẫn thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án.

ĐBQH chuyên trách Cầm Thị Mẫn cho rằng, theo Tờ trình của Chính phủ, Dự án chiếm dụng đến 5.481 ha đất, trong đó đất trồng lúa 2 vụ khoảng 1.532 ha, đất nông nghiệp khác 1.280 ha, đất dân cư 502 ha, rừng phòng hộ 110 ha, rừng sản xuất 1.436 ha, đất khác 621 ha. Số hộ bị ảnh hưởng khoảng 14.983 hộ, số hộ tái định cư khoảng 11.905 hộ. Với khối lượng đất cần thu hồi rất lớn, ảnh hưởng đến nhiều hộ dân, trải dài trên 700 km, thuộc nhiều địa phương, là nhiệm vụ rất khó hoàn thành, khó bàn giao mặt bằng sạch đúng tiến độ để triển khai thi công xây dựng Dự án.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025

Toàn cảnh Kỳ họp tại điểm cầu Thanh Hóa.

Trong giai đoạn 2017 - 2020, mặc dù Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã rất nỗ lực, qua đó đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung triển khai rất chậm như công tác tái định cư, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật...

Để triển khai thành công dự án, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, đề nghị Chính phủ cần tổng kết công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư đã triển khai trong giai đoạn 2017 - 2020, rút kinh nghiệm sâu sắc để xây dựng các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt hơn nữa; cần gắn chặt trách nhiệm chính trị của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là trách nhiệm của các tập đoàn, tổng công ty có liên quan.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Giao thông - Vận tải có giải pháp phù hợp, sớm bàn giao cọc mốc giải phóng mặt bằng để các địa phương tổ chức triển khai.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025

ĐBQH chuyên trách Cầm Thị Mẫn phát biểu tại kỳ họp.

Về hình thức đầu tư Dự án, ĐBQH chuyên trách Cầm Thị Mẫn cho rằng trong bối cảnh việc triển khai các dự án PPP kết cấu hạ tầng giao thông đang gặp nhiều khó khăn, nếu tiếp tục triển khai Dự án theo phương thức này sẽ không thể bảo đảm chắc chắn thành công, có thể gây chậm tiến độ từ 1 - 2 năm như báo cáo của Chính phủ.

Để đáp ứng yêu cầu triển khai thành công và sớm hoàn thành Dự án theo kết luận của Bộ Chính trị, ĐBQH chuyên trách Cầm Thị Mẫn thống nhất với Chính phủ triển khai Dự án theo hình thức đầu tư công.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước còn khó khăn, nếu không có giải pháp hữu hiệu để huy động nguồn lực xã hội theo phương thức PPP thì việc triển khai mục tiêu hoàn thành 5.000 km vào năm 2030 là rất khó khả thi. Chính vì vậy, đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện PPP trong thời gian vừa qua, trên cơ sở đó cần xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để tiếp tục thu hút đầu tư theo phương thức PPP trong giai đoạn tới.

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025

Toàn cảnh Kỳ họp tại điểm cầu Thanh Hóa.

Bên cạnh đó, tại một số dự án BOT trước đây, nhà đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ xây dựng, đã đưa Dự án vào khai thác, phát huy hiệu quả đầu tư, nhưng chưa được Chính phủ, Bộ Giao thông - Vận tải cho thu phí để hoàn vốn. Điều này không những gây khó khăn cho các nhà đầu tư, còn ảnh hưởng đến các tổ chức tín dụng đã cung cấp vốn, ảnh hưởng đến môi trường thu hút đầu tư, tác động đến chính sách điều hành tín dụng của quốc gia. Do vậy, đề nghị Chính phủ sớm xem xét, giải quyết dứt điểm những vướng mắc này, trường hợp vượt thẩm quyền Chính phủ sớm báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương để tổ chức thực hiện.

Về tiến độ, chất lượng dự án, ĐBQH chuyên trách Cầm Thị Mẫn đề nghị Chính phủ cân nhắc kỹ khi giao cơ quan làm chủ đầu tư, cũng như lựa chọn nhà thầu thi công để bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu.

ĐBQH chuyên trách Cầm Thị Mẫn thống nhất cần phải có cơ chế, chính sách đặc thù để tổ chức triển khai (như cơ chế chỉ định thầu, giao mỏ vật liệu) mới bảo đảm được tiến độ, chất lượng theo yêu cầu. Đồng thời đề nghị Chính phủ cần xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ để quản lý hiệu quả nguồn vốn, kiên quyết không xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong tổ chức triển khai Dự án.

Quốc Hương


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]