Thọ Xuân phát triển sản phẩm nông nghiệp có lợi thế
Thực hiện chương trình XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, huyện Thọ Xuân tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nhãn hiệu, thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương. Nhiều sản phẩm nông sản của huyện đã và đang được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đón nhận, đánh giá cao về chất lượng. Qua đó, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Mô hình trồng bưởi cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Xuân Thành.
Sau khi UBND tỉnh ban hành danh mục các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, huyện Thọ Xuân đã rà soát các sản phẩm có thế mạnh của địa phương để thực hiện các giải pháp phát triển theo đúng lộ trình. Qua đó, huyện đã xây dựng kế hoạch, giải pháp để phát triển các sản phẩm như lúa gạo, rau, dưa, cam, bưởi, thịt và trứng gia cầm, thịt lợn, bò thịt...
Là một trong những HTX tiên phong trong xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương, HTX Nông nghiệp công nghệ cao Xuân Phú đang trồng các loại dưa trong nhà lưới, trong đó có sản phẩm dưa vàng Kim Thiên vương vừa được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2024. Giám đốc HTX Lê Công Đăng cho biết: “Sau khi đạt sản phẩm OCOP cấp tỉnh, sản phẩm được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, giá cả và đầu ra ổn định; năng suất đạt cao hơn từ 5 - 6 lần so với cây trồng truyền thống trước đây. Hiện nay, HTX có 0,7ha trồng dưa được công nhận sản phẩm OCOP hạng 3 sao. Sản phẩm đã được bày bán tại các chợ, siêu thị trong, ngoài tỉnh và được bán trên sàn thương mại điện tử, giúp nông dân địa phương yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa chất lượng cao”.
Năm 2024, huyện Thọ Xuân dự kiến hoàn thành huyện NTM nâng cao. Do vậy cùng với việc tập trung phát triển kinh tế theo định hướng mà Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 đã đưa ra như ưu tiên phát triển nông nghiệp, chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ và du lịch, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, huyện sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn...
Việc phát triển các sản phẩm OCOP được Thọ Xuân xem là giải pháp quan trọng, do vậy huyện luôn tạo điều kiện hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất chế biến nông, lâm, thủy sản mở rộng, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP của huyện thông qua các hoạt động hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn các chủ thể tham gia vào các chương trình đầu tư, quảng bá sản phẩm trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, huyện Thọ Xuân đã có 38 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 1 sản phẩm 4 sao, 37 sản phẩm 3 sao, đứng đầu toàn tỉnh về sản phẩm OCOP.
Cùng với đó, trên địa bàn huyện cũng đã hình thành được các vùng, các mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn như xây dựng được 10 vùng sản xuất lúa, gạo có quy mô lớn từ 10ha trở lên sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại các xã: Xuân Tín, Xuân Lập, Xuân Minh, Xuân Hòa, Phú Xuân, Trường Xuân... Hiệu quả các vùng sản xuất lúa tập trung này cao gấp 1,4 lần sản xuất lúa thông thường. Trên địa bàn huyện cũng có 11 cơ sở sản xuất mạ khay phục vụ cho 40% diện tích lúa cấy trên địa bàn huyện; 5 HTX đã đầu tư máy sấy lúa để phục vụ các hộ sản xuất. Vùng sản xuất mía đường tập trung với diện tích 1.800ha mía nguyên liệu liên kết với Công ty CP Mía đường Lam Sơn tại các xã vùng bán sơn địa và bãi sông gồm: Quảng Phú, Xuân Thiên, Thuận Minh, Thọ Lập, Xuân Phú, Thọ Xương, Xuân Sinh, Xuân Hưng, Thọ Hải, Xuân Trường, thị trấn Lam Sơn và thị trấn Sao Vàng. Hiệu quả từ các vùng thâm canh mía thu được từ 85 - 90 triệu/ha; vùng trồng cây ăn quả với diện tích 360ha, xây dựng được 25 trang trại chăn nuôi lợn ngoại ứng dụng công nghệ cao, 45 trang trại chăn nuôi gà ứng dụng đệm lót sinh học...
Để nâng cao hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, thời gian tới huyện Thọ Xuân tiếp tục phát triển sản phẩm nông sản chủ lực của huyện theo chuỗi giá trị, gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân. Xác định vai trò chủ thể của doanh nghiệp, đơn vị kinh tế hợp tác và hộ nông dân là yếu tố hàng đầu trong công tác thực hiện; quan tâm đến công tác quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm việc phát triển sản phẩm nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái từng địa phương và đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, nâng cao vai trò doanh nghiệp, HTX trong dẫn dắt phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...
Bài và ảnh: Khánh Phương
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 15:51:00
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
-
2024-11-07 15:32:00
Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối) - Tăng tốc về đích
Hẹn hò cùng Vietjet với đại tiệc vé bay hấp dẫn ngày độc thân 11/11
Thấp thỏm cây trồng chủ lực
Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, vì sao giá Bitcoin tăng vọt?
Không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, đẩy giá những tháng cuối năm 2024
Thứ trưởng Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tháo gỡ khó khăn trong sản xuất công nghiệp - thương mại
Con đường nào dẫn đến thành công cho tư vấn viên bảo hiểm?
Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 3) - Giải “bài toán” vốn đối ứng
Ra mắt và trao vật tư cho Hợp tác xã trồng rau sạch Nhuận Thạch
Bản tin Tài chính 6/11: Giá vàng thế giới nhích nhẹ, vàng nhẫn tiếp đà giảm